Thursday, September 17, 2015

Thánh tích Thánh giá

Tác giả Thomas J. Craughwell (*) Bất kỳ khi nào có chuyện về thánh tích giả, người ta có thể mong ai đó nói: “Có đủ những mảnh Thánh Giá Thật để làm được chiếc tàu ông Noah!”. Bất kỳ ai đưa ra như vậy đều không thể biết rằng họ đang nhắc lại nhà nghiên cứu khoa nhân văn Erasmus, người Hà Lan, thế kỷ 16. Ông đã viết: “Như vậy những người nói về Thánh giá của Chúa Giêsu, được trưng bày công khai và riêng tư ở nhiều nơi, nếu tất cả những mảnh đó được thu gom lại thì có thể làm thành số hàng hóa lớn để chuyên chở bằng tàu buôn”.

http://baoconggiao.com/uploads/news/2013_02/image001.png

Thánh tích Thánh giá

Rõ ràng đây là nguồn gốc, nhưng có chính xác? Có vẻ là điều khó trả lời. Nhưng nửa sau của thế kỷ 19, một học giả người Pháp là Charles Rohault de Fleury đã tìm hiểu và đo Thánh tích Thánh giá thật.

Trọng lượng và khối lượng Thập giá

Học giả De Fleury tin rằng Chúa Giêsu đã vác cả thập giá từ dinh Philatô tới đỉnh đồi Can-vê. Cuối thế kỷ 20, các sử gia thấy rằng các tử tội bị án đóng đinh vào thập giá chỉ vác một thanh ngang thập giá – thanh dọc được dựng sẵn tại nơi xử tử. Ước tính trọng lượng thập giá Chúa Giêsu vác là 200 cân Anh (1 cân Anh là 450g), khoảng đường xa 3 dặm (1 dặm là 1609,31m), đi khoảng 1 giờ thì cần nghỉ, một người thợ mộc khỏe mạnh có thể vác 220 cân Anh gỗ dài 150 bộ (1 bộ là 0,3048m) trên vai trước khi cần nghỉ. De Fleury tính toán rằng thập giá có thể nặng khoảng 220 cân Anh, nhưng ông nghĩ Chúa Giêsu kéo lê hơn là vác thập giá, trọng lượng đó với Chúa như vậy cảm thấy chỉ khoảng 55 cân Anh. Tuy nhiên, trong tình trạng sức khỏe yếu đuối sau khi bị hành hạ như vậy, trọng lượng vừa phải cũng trở nên quá nặng đối với Chúa Giêsu, do đó mà quân lính Rôma mới bắt ông Simon thành Cyrene vác thập giá giúp đỡ Chúa Giêsu.

De Fleury đã ước tính khối lượng thập giá khoảng 10,9 inch khối (27,686 cm3). Nhưng tổng khối lượng các mảnh ông đo được tới 240 inch khối. Con số này khiến ông ngạc nhiên. Có nhiều mảnh đã mất từ nhiều thế kỷ, hoặc bị hủy hoại trong chiến tranh hoặc trong thời cải cách. Ông nhân với 10 thì sẽ là 2.400 inch khối, chỉ là 1/5 kích cỡ thập giá mà Chúa Giêsu bị đóng đinh vào.

Năm 1870, De Fleury xuất bản cuốn Mémoire sur les Instruments de la Passion (Ký ức về Dụng cụ Khổ nạn). Ông kết luận rằng nếu tất cả thánh tích của Thánh Giá Thật được gom lại, hẳn sẽ không đủ để đóng đinh một con người, đừng nói chi đóng tàu ông Noah. Tác giả Evelyn Waugh, người Anh, thế kỷ 20, nói đến kết luận của De Fleury, ông nói: “Dù khối lượng thế nào cũng không có dấu vết nào về tính cả tin (nhẹ dạ – credulity) của các tín hữu”.

Phát hiện Thánh giá

ĐGM Eusebius (khoảng năm 260-341), giáo phận Caesarea, nói rằng khoảng năm 327, hoàng đế đầu tiên theo Kitô giáo là Constantine đã viết cho thánh Macarius, giám mục giáo phận Giêrusalem, ra lệnh phá Đền thờ thần Venus (Temple of Venus) trên đồi Can-vê và Mộ Chúa Giêsu (Holy Sepulchre), và xây dựng một pháp đình La Mã (basilica) – với chi phí của Constantine. Dù ĐGM Eusebius nói rằng thánh Helena, mẹ của Constantine, ở trong Thánh địa (Holy Land) vào lúc đó, ông vẫn thực hiện kế hoạch “phá hủy và xây dựng” (demolition-and-construction project), ông cũng không nói rằng Thánh Giá Thật được phát hiện tại đó.

Trong 20 năm xây dựng Nhà thờ Mộ Chúa Giêsu (Church of the Holy Sepulchre), ĐGM giáo phận Giêrusalem lúc đó là thánh Cyril (khoảng năm 315-386) đã nói đến thánh tích Thánh Giá Thật trong một bài giảng: “Cả thế giới có đầy những miếng gỗ Thánh giá”. Các nhà khảo cổ đã phát hiện trong đống xà bần của các nhà thờ hồi thế kỷ IV có khắc chữ Algeria nói rằng các nhà thờ này đã từng giữ một phần nhỏ của thánh tích Thánh giá. Cuối thế kỷ đó, những người viết Kitô giáo, kể cả thánh Ambrôsiô, đều công nhận sự thật là thánh Helena đã tìm thấy Thánh Giá Thật.

Theo truyền thống cổ, dưới đền thờ La Mã, người ta khai quật thấy 3 cây thập tự, nhưng không biết cây nào là của Chúa Giêsu và những cây nào của 2 tên trộm cùng bị đóng đinh với Ngài. Helena có thể đã chạm vào các thập giá này khi bà đem một phụ nữ hấp hối đến đó. Sau khi chạm vào một trong các thập tự đó, phụ nữ bị bệnh kia liền khỏe mạnh lại, điều đó được coi là biểu hiện chứng tỏ Thánh Giá của Chúa Giêsu.

Tôn kính Thánh giá

Helena đã đưa một phần Thánh giá về Rôma, và bà đã cất giữ tại nhà nguyện trong dinh thự của bà, ngày nay là Đền thờ Thánh Giá ở Giêrusalem (Basilica of the “Holy Cross in Jerusalem”). Phần Thánh giá còn lại vẫn ở Giêrusalem, trong nhà nguyện nối liền với Nhà thờ Mộ Chúa Giêsu.

Khoảng năm 381, Egeria (một nữ tu đến từ Tây Ban Nha hoặc miền Nam nước Pháp) đã hành hường tới Thánh Địa. Trong một lá thư dài gởi về cho nhà dòng, bà đã mô tả cảm nghiệm của bà. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, bà cùng với nhiều người cầu nguyện trong Nhà nguyện Thánh giá (Chapel of the Holy Cross). Sau khi giám mục giáo phận Giêrusalem vào cung thánh và ngồi xuống, các phó tế mang đến một hộp bằng bạc và đặt lên bàn có phủ khăn. Bà viết: “Chiếc hộp được mở ra và gỗ Thánh giá được lấy ra, có cả bảng titulus (bảng mà Philatô viết để treo trên đầu Chúa Giêsu trên Thánh giá) cũng được lấy ra đặt trên bàn. Lúc đó, ĐGM cầm Thánh giá trong tay, còn các phó tế đứng vây quanh để canh giữ. Thánh giá được canh giữ như vậy vì để mọi người đến quỳ xuống và hôn kính Thánh giá. Cũng có thể sợ bị cướp Thánh giá. Mọi người đều chạm vào Thánh giá và bảng titulus, họ chạm bằng trán, bằng mắt, rồi hôn kính, không ai lấy tay chạm vào Thánh giá”.

Từ thời Egeria, thánh tích Thánh giá được các Kitô hữu ao ước. Ngày nay, vẫn chưa thể phân biệt Thánh giá thật, dù thánh tích Thánh giá được trưng bày ở Nhà thờ Mộ Chúa Giêsu tại Giêrusalem, và Đền thờ Thánh Giá ở Giêrusalem tại Rôma có thể là chính xác.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

 ----------------------------------------------------------

Khi hòang đế Constantine Cả (Con-tan-ti-nô) liều mình bị bạo chúa Maxentius (Mác-xen-xi-út) đánh bại vì quân số của bạo chúa đông hơn, thì  ông thấy một cây Thánh Giá sáng chói xuất hiện trên bầu trời với hàng chữ “Chiến Thắng Trong Dấu Hiệu Này”. Trên các khiên che thuẫn đỡ của các binh sĩ  và trên đỉnh cờ có phù hiệu của Chúa Kitô, hoàng đế hiên ngang tiến tới cầu Milvian (Min-vi-an) vượt qua sông Tiber (Ti-be) để giáp mặt với Maxentius và những quân xâm lược thành thánh Rôma. Constantine đã chiến thắng. Tham vọng cai trị Rôma của Maxentius bị bẻ gẫy. Sự thờ phượng bụt thần bị xóa bỏ và Kitô giáo được tự do. Hòang đế Constantine theo đạo và Đức Gíao Hòang Eusebius (Eu-sê-bi-út) đã rửa tội cho ông. Vài năm sau, ông sai phái mẹ ông, thánh nữ Helena (Hê-lê-na) tới Giêrusalem tìm Thánh Giá và những di tích của cuộc Thương Khó. Cuộc tìm kiếm này chứng tỏ đức tin và sự vất vả khôn kể của người mẹ của ông. Người mẹ trải qua một chặng đường dài từ Rôma đến Giêrusalem vào năm 326, lúc đó bà đã gần 80 tuổi.

Dư luận cho rằng Thánh Giá được chôn giấu trong mồ thánh, phủ một lớp đất . Hơn nữa người Do Thái đã khám phá ra, nên họ xây nhà trên đó để cho các tín hữu không còn tôn kính Thánh Giá nữa. Có vài truyền thuyết về cuộc tìm kiếm. Một trong những truyền thuyết  cho rằng chỉ một vài người Do Thái được tuyển chọn biết đích xác nơi chôn giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa. Anh ta được linh hứng và đã chỉ cho thánh nữ Helena biết.

Những cuộc đào xới đã khám phá ra mồ và tấm bảng treo trên Thánh Giá. Trong mồ có ba thập tự. Vì tấm bảng không gắn liền với Thánh Giá, nên Thánh Giá chỉ được biết khi một người chết đã sống lại khi chạm vào Thánh Giá. Sau khi chứng kiến phép lạ, ông Giuđa đã theo đạo và lấy tên là Cyriacus (Xi-ri-a-cút). Sau này Đức Giáo hòang Eusebius đã phong chức cho ông.

Truyền thuyết khác cho rằng Đức Giám mục Macarius (Ma-ca-ri-út), thượng phụ Giêrusalem, người đi tìm các nơi thánh, đã có mặt trong cuộc đào bới, đã đem ba thập tự về để bên giường một bà nổi tiếng đang đau nặng. Khi chạm vào hai thập giá đầu, bệnh tình không suy giảm; mãi khi chạm vào thập giá thứ ba thì bệnh khỏi và sức khỏe được hồi phục.

Còn một truyền thuyết nữa cho rằng nhờ Chúa soi dẫn, thánh nữ Helena tìm thấy mộ thánh. Thánh Paulinus Nola kể rằng hòang hậu đã đi tìm kiếm, thăm dò tin tức nơi người Do Thái và Kitô hữu.

Chẳng biết truyền thuyết nào đúng, song chỉ biết rằng thánh nữ Helena đã đi tìm Thánh Giá. Thánh nữ và hòang đế Constantine, con bà, đã dựng một Vương Cung Thánh Đường nguy nga trên nơi khám phá ra mộ thánh.

Một phần Thánh Giá được để lại Vương Cung Thánh Đường và để trong một cái khám bằng bạc. Theo sử gia Socrates (Sô-crát), hoàng đế Constantine lấy một mẩu Thánh Giá. Ong để trong chính pho tượng hình ông. Tượng đứng trên một cây cột bằng đá tím đặt giữa quảng trường thành phố Constantinople, vì ông nghĩ rằng nhờ đó thành phố sẽ không còn bị ai xâm chiếm.

Một phần đáng kể của Thánh Giá được thánh nữ Helena đem về Rôma. Bà đã dựng một Vương Cung Thánh Đường và bà đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem. Sở dĩ được đặt tên là Thánh Giá Giêrusalem, vì nền đất Vương Cung Thánh Đường là đất bà đã đem về từ Giêrusalem. Tấm bảng đặt trên sàn nhà đã ghi chú như thế. Đó là lý do để các khách hành hương tiên khởi đã đào bới nền nhà để lấy đất thánh. Có ba thánh tích Thánh Giá được giữ trong khám. Mỗi thánh tích dài chừng 6 inches (1 inch = 2,54cm). Tất cả được giữ trong một cái khám hình chữ thập.

Thánh Cyril (Xy-ri-lô), trong các bài giảng giáo lý trước năm 350, đã xác quyết với các tân tòng rằng Thánh Giá là sở hữu của Giáo Hội và “được phân phát từng mảnh từng mảnh đi khắp thế giới.” Thánh Cyril cũng đề cập đến địa điểm của Thánh Giá sau 20 năm tìm thấy Thánh Giá. Những lời của thánh Cyril cũng được nhắc lại bởi thánh Ambrose (Am-brô-si-ô), thánh Paulinus Nola, ông Sulpicius Severus ( Sun-pi-xi-út Sê-vê-rút), ông Rufinus (Ru-phi-nút), ông Socrates, ông Sozomen (Sô-dô-men) và Theodoret (Thê-ô-đô-rê). Điều chắc chắn là ngay từ nửa cuối  thế kỷ IV, những mẩu Thánh Giá đã được trao tặng cho khắp vương quốc.

Trong một những bức thư, thánh Paulinus Nola (353-431) đã đề cập đến sự kiện này là dù biết bao mảnh gỗ được lấy từ Thánh Giá, song cũng không làm cho Thánh Giá nhỏ đi. Điều này cũng giống như phép lạ bánh và cá nuôi 5000 người ăn.

Có một lần gửi một mảnh thánh Giá cho ông Sulpicius Severus, thánh Paulinus nói : “Hãy nhận lấy qùa tặng qúi giá này trong một cái hộp nhỏ bé và hãy coi miếng gỗ này là khí giới chống lại mọi nguy khốn hiện tại và là một bảo đảm an tòan đời đời.” Không biết thánh Paulinus có thực hành hay không, song việc phân phát gỗ Thánh Giá khiến người ta dùng đeo trên cổ. Thánh John Chrysostom ( Gioan Kri-sô-tôm) ghi nhận rằng nam cũng như nữ lấy gỗ Thánh Giá để trong hộp bằng vàng đeo trên cổ. Nhiều kỷ vật này còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng hay trong các nhà lưu niệm của các nhà thờ bên Au châu.

Trước cuối thế kỷ IV có những chỉ dẫn cho biết Thánh Giá và Tấm Bảng cả hai được tôn kính ở Giêrusalem. Tất cả được giữ gìn cẩn thận, không một mảnh gỗ nào được phân phát. Các bản báo cáo của những ngày đầu cũng cho biết thánh tích ở Giêrusalem là ba khúc gỗ.

Sự thờ phượng Thánh Giá và các thánh tích vào thế kỷ V và các thế kỷ kế tiếp phổ biến đến nỗi các hòang đế bên Đông , dù việc thờ kính ảnh tượng có cấm cản, cũng thích thờ các thánh tích Thánh Giá. Việc thờ kính này khiến mọc lên các nhà thờ, các nguyện đường và các bảo tàng lưu giữ  thánh tích. Trong đó phải kể đến Nhà thờ Thánh Giá ở Ravenna (Ra-ven-na) được xây trước năm 450. Đức Giáo hòang Hilarius (Hi-la-ri-út) trong những năm từ năm 461 đến năm 468 đã xây một nhà nguyện trên đồi Lateran (La-tê-ran) để đặt thánh tích. Đức Giáo hòang Symmachus (Sim-ma-cút 498-514) cũng xây một Nguyện Đuờng Thánh Giá bên cạnh giếng rửa tội ở nhà thờ thánh Phêrô  để đặt một Thánh Giá bằng vàng trong có thánh tích.

Phần Thánh Giá ở Giêrusalem, dù được bảo vệ cẩn thận, nhưng đã bị vua Ba Tư là Chosroes (Chốt-rô-ét) II lấy mất khi ông chiếm Giêrusalm vào năm 614. Hàng ngàn tín hữu bị sát hại, nhiều người bị bắt làm nô lệ, hơn 300 nhà thờ, tu viện, nguyện đường bị đốt cháy và tàn phá. Nhà thờ Thánh Giá trên mộ thánh cũng bị phá hủy trong cuộc tàn phá này. Các bảo vật cùng với Thánh Giá trong hộp bằng vàng bạc bị lấy đi. Dùng ngọai giao hòa giải không được, hòang đế Heraclius (Hê-ra-cli-út) dùng quân đội tấn công. Chosroes đại bại. Sau 15 bị chiếm giữ, năm 629 thánh tích được lấy lại. Vua Heraclius long rọng rước về Constantinople và năm sau rước về Giêrusalem. Thánh tích được lưu giữ trong một cái hòm qúi giá, dù bị lấy mất, song Đức Thượng phụ Giáo chủ và hàng giáo sĩ chứng nhận là không ai mở cái hòm đựng đó. Cuộc trở về của thánh tích xảy ra vào ngày 14 tháng 9.

Ngày 14-9, ngày lấy lại Thánh Giá và rước về Giêrusalem, hằng năm  trở thành một ngày lễ gọi là lễ Thánh Giá Chiến Thắng. Tại Paris ngày 14-9-1241, lễ được mừng long trọng. Vua Louis nước Pháp cởi long bào, đi chân không, vác Thánh  Giá đi kiệu. Thánh tích này không bị hư hại trong thời Cách Mạng và vẫn còn được lưu giữ tại Paris.

Lễ tháng 9 kính Thánh Giá khởi đầu từ năm 335 khi hòang đế Constantine xây Nhà Thờ Thánh Giá trên mộ thánh được thánh hiến. Ngày nay lễ được cử hành dường như còn nhớ đến việc thánh tích được cứu thóat khỏi bàn tay những kẻ vô đạo.

Còn một lễ nữa, gọi là lễ “Tìm Thấy”, lễ vào ngày 3-5 để nhớ đến việc thánh nữ Helena tìm thấy Thánh Giá. Lễ này có từ thời rất sớm. Năm 1960 Đức Giáo hòang Gioan XXIII đã bãi bỏ.

Theo sự kiểm nghiệm của kính hiển vi, gỗ Thánh Giá là gỗ thông. Theo một truyền thuyết cổ xưa song đáng nghi ngờ, cây dọc của Thánh Giá dài gần 189 inches, cây ngang dài từ 90 đến 102 inches. Thánh Giá của Chúa cao hơn thập giá của hai kẻ trộm. Theo thánh John Chrysostom, Chúa bị xét xử nặng tội hơn.

Các thánh tích Thánh Giá nay còn được lưu giữ trong Nhà Thờ Chánh Tòa Trier, Nhà Đức Bà Paris, Nhà Thờ Chánh Tòa Ghent nước Bỉ,  Nhà Thờ Chánh Tòa Oviedo và Tu viện thánh Toribio Liebana.

Thánh tích ở Vatican được lưu giữ trong một bốn cột lớn đối diện với bàn thờ cao. Cột này có tượng thánh nữ Helena.


http://www.forallthesaints.info/i/t_cross2.jpgEosb 053
Reliquary of the True Cross at the Church of the Holy SepulchreJerusalem.
220px-5281-20080123-jerusalem-holy-sepulchre-treasure
An enamelled silver reliquary of the True Cross from Constantinople, c. 800.
220px-Reliquary_True_Cross_c800_Byzantine
One of the largest fragments of the True Cross is at Santo Toribio de Liébana in Spain. (photo by F. J. Díez Martín).
220px-Lignum-crucis
"Kreuzpartikel" or fragment of True Cross in the Schatzkammer (Vienna).
220px-Weltliche_Schatzkammer_Wien_%28181%29
Reliquary of the True Cross at Notre Dame de Paris. Reliquary of the True Cross and a nail of the crucifixion. Notre Dame de Paris.
File:Reliquary of the True Cross3.JPG File:ReliquaryoftheTrueCross.jpg
True Cross at Visoki Dečani, Serbia.
File:Visoki Decani 08.JPG

Nhà thờ thánh giá Giêrusalem

*THÁNH GIÁ BỊ CHÔN VÙI VÀ BỊ XÚC PHẠM
Chúa Giêsu chịu chết chiều ngày 15 tháng Nisan. Những dụng cụ hành hình gồm thập giá, đinh sắt của Ngài và 2 người trộm cướp bị đóng đinh hai bên bị chôn trong một hố hoặc một hang gần mộ mà ông Giuse Arimatea tặng để táng xác Chúa Giêsu. Người Do Thái vẫn cấm chôn những người bị xử tử trong nghĩa trang chung, để tránh bị tục hóa. Những người bị xử tử phải chôn riêng biệt tại nơi riêng, và cả những dụng cụ hành hình như thập giá, đinh, gươm, sỏi… phải chôn kỹ vì chúng bị ô uế. Chúa Giêsu sống lại và lên trời, chẳng bao lâu sau, nơi Ngài chịu hành hình trở thành nơi thánh đối với các tín hữu Kitô. Nhiều người lui tới tưởng niệm và cầu nguyện, quỳ gối trên hố đã chôn vùi các dụng cụ hành hình, hôn mộ táng đã an táng Chúa... Đồi Golgota trở thành nơi thu hút các môn đệ Chúa Giêsu. Tình trạng này khiến cho người Do Thái và dân ngoại chú ý và âu lo. Hoàng Đế Adriano (117-138), trong những năm cuối đời, trở thành bạo chúa, ghen tương và ngờ vực. Ông ra lệnh làm ô uế đồi Golgota và mộ thánh để các tín hữu Kitô khỏi lui tới kính viếng.
Theo lệnh của ông, các hố trũng phân cách giữa đồi Golgota và mộ Chúa bị lấp đầy đất và bít kín lối vào mộ, đồng thời làm biến mất đồi. Khu vực đóng đinh và mộ Chúa bị vây quanh bằng một bờ cao và đổ đất cho bằng. Trên đó, hoàng đế ra lệnh xây cất một đền thờ kính thần Jupiter và một đền thờ khác kính thần Venus. Sử gia Eusebio (Via Constantini, III, 26) thốt lên: “Thật là điên rồ, ông ta tưởng là giấu kín nhân loại ánh quang rạng rỡ của mặt trời mọc lên trên thế giới ! Nhưng ông không thấy rằng khi muốn làm quên lãng các nơi thánh như thế, ông ta lại ấn định rõ ràng địa điểm, và trong ngày Chúa Quan Phòng đã định để giải thoát Giáo Hội, những hàng cột ô uế của đền thờ ấy sẽ là những dấu chỉ rõ ràng, không thể sai lầm, cho sự khám phá các nơi thánh”. Các tín hữu Kitô không muốn đến Canvê bị ô uế vì những đền thờ nhưng họ vẫn tin tưởng rằng những nơi do Adriano xây cất có bao trùm nơi cứu độ. (pp.3-4).

nhà nguyện Pietà
--------------------------------------

*THÁNH NỮ HELENA TÌM THẤY THÁNH GIÁ
Hoàng đế Constantino lên ngôi năm 306. Năm 312 ông được Thánh Giá hiện ra và năm 313, ông trở lại Kitô giáo và ban sắc chỉ tha bắt đạo. Hoàng Thái Hậu Helena theo gương của con, nên đã trở lại đạo khi đã 64, 65 tuổi. Bà nhiệt thành mộ đạo, và cứu giúp người nghèo, sống đơn sơ. Để chứng tỏ lòng yêu mến Chúa Kitô và mến đạo, hoàng đế quyết định xây một thánh đường lớn trên đồi Golgota và trên mộ Chúa Giêsu. Sử gia Eusebio còn giữ trọn vẹn bức thư của hoàng đế gởi thánh Macario, Giám mục thành Jerusalem, thông báo quyết định và xin Đức Giám mục giữ nhiệm vụ giám sát công việc xây thánh đường. Một linh mục ở thành Constantinopoli tên là Eustazio làm kiến trúc sư. Vương cung Thánh đường được thánh hiến ngày 14.9 năm 335 gồm các tiền đường, cổng và hai nhà thờ : Martyrio tại nơi Chúa chịu đóng đinh và Anastsis ở mộ Thánh.
Hoàng Thái Hậu Helena, lúc ấy đã 80 tuổi, đến Jerusalem để hành hương, và bà đã tìm Thánh Giá Chúa. Tương truyền kể rằng khi khai quật, họ tìm được tấm elogium, tấm bảng mà quan Philato ra lệnh viết và gắn vào Thập Giá Chúa Giêsu: “Giêsu Nazareth, Vua Người Do Thái” và ba cây thập giá. Vấn đề đặt ra : đâu là thập giá của Chúa và đâu là thập giá của hai kẻ trộm. Thánh Macario đề nghị mang cả ba tới một nhà kia có một phụ nữ sắp chết. Ngài cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa ban sức khỏe cho nhân loại nhờ cái chết của con duy nhất Chúa trên thập giá. Giờ đây, Chúa soi sáng cho nữ tỳ Chúa (Helena) tìm cây gỗ hồng phúc nơi Đấng Cứu Chuộc chúng con đã bị treo lên, xin  tỏ cho chúng con bằng chứng thập giá nào trong 3 cây này Chúa dùng để tôn vinh danh Chúa và đâu là những dụng cụ hành hình của những người bất lương. Xin làm cho phụ nữ này, đang nằm trên giường, khi động chạm tới cây gỗ cứu độ được trỗi dậy tức thì khỏi sự chết gần kề và được sống”. Nói rồi, Đức Giám mục giơ cây Thập Giá lên động chạm tới người sắp chết. Đến cây thứ ba, thì người ấy mở mắt, chỗi dậy khỏi giường, bắt đầu đi lại trong nhà và ca ngợi Chúa vì được khỏi bệnh tức thì (Rufino, I,c.17).
Việc thánh nữ Helena tìm được thánh giá thật là sự kiện lịch sử. Thánh Cirillo (+386), kế vị thánh Macario làm Giám mục thành Jerusalem, đã viết cho hoàng đế Costanzo, con của hoàng đế Constantino, rằng: “Dưới thời Constantino, thân phụ của ngài, cây gỗ cứu độ đã được tìm thấy ở Jerusalem”. Costanzo qua đời năm 361, nên chắc chắn bức thư của thánh Cirillo đã được viết trước ngày đó. Thánh nữ Helena gởi một mẫu thánh giá thật cho hoàng đế Constantino, và ông cho đặt trong tượng của ông ở triều đình Constantinople; một phần bà đích thân mang về Roma, phần còn lại được lưu lại Jerusalem. Theo sử gia Socrate, việc tìm thấy Thánh Giá vào khoảng năm 325 hoặc 326.

*THÁNH GIÁ TỪ ROMA
Hoàng Thái Hậu Helena, sau khi hành hương Jerusalem, lên tàu trở về Roma năm 329, mang theo nhiều thánh tích : gỗ thánh giá, đất thánh ở đồi Canvê, đinh, vài cái gai. Bà đặt các vật thánh này trong dinh thự thuộc khu vực Sessoriano, tư dinh của thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng Đế Constantino. Dinh thự được xây vào thế kỷ thứ 3 và là tài sản của hoàng gia cho đến thế kỷ thứ 6. Bà qua đời cùng năm 329.
Để tưởng niệm thân mẫu, hoàng đế Constantino đã biến một phần dinh thự Sessoriano thành nhà thờ để đựng khúc Thánh Giá thật. Nhà thờ đó hiện nay là nhà nguyện thánh nữ Helena, nơi đặt Thánh Tích. Vào thế kỷ 12, ĐGH Lucio II (1144-1145) chia phòng lớn làm 3 gian và cho xây một tháp chuông, nhưng không thay đổi gì các tường bên ngoài. Ngài cho nâng nền lên, nhưng không đụng gì tới nền của nhà nguyện nhỏ, có lẽ vì theo truyền thống, nền đó gồm đất đưa từ đồi Canve về đây. Cho tới thời kỳ Phục Hưng, nhà nguyện thánh nữ Helena được tách riêng, và chỉ có thể vào được từ bên ngoài, nhưng từ đó lại được nối với đại sảnh đường bằng hai cầu thang, từ hai bên hậu chẩn của thánh đường. Sau cùng, vào thế kỷ 18, nhà thờ có hình dáng như chúng ta thấy ngày nay.
Nhà nguyện Thánh Helena
Nhà nguyện Thánh Helena
Nhà nguyện Thánh Tích chứa đựng gỗ Thánh Giá, có chứa cả một cánh thập giá của người trộm lành cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Đằng sau bàn thờ có những mảnh Thánh Giá thật. Năm 1561, ĐGH Pio V đã ủy thác cho dòng Xitô nhiệm vụ coi sóc thánh đường Thánh Giá này.
Khoảng trống trước nhà nguyện Pietà và nhà nguyện thánh Helena, có một cổng sắt lớn đóng lại. Bên trái ghi hàng chữ: “Trong nhà nguyện Thánh Giá Jerusalem này, phụ nữ không được vào, nếu không sẽ bị vạ tuyệt thông, ngoại trừ một lần trong năm vào ngày lễ thánh hiến tức là 20 tháng 3”.
Không rõ tại sao có lệnh cấm. Nhà nguyện là cung thánh của thánh đường này với Thánh Tích được giữ hơn một ngàn năm trong nhà nguyện. Lệnh cấm cho tới năm 1935, nghĩa là cho tới khi tu bổ nhà nguyện, dưới thời viện phụ Edmondo Bemardini, và được Đức Piô 11 thu hồi.
*NHÀ NGUYỆN MỚI ĐỰNG THÁNH TÍCH
Thế kỷ 16, ĐGH Piô 5 cho phép chuyển thánh tích tới nhà nguyện mới khô ráo hơn, thay vì nhà nguyện dưới đất ẩm thấp. Nhà nguyện hiện thời được bố trí nhân dịp Năm Thánh 1925, tọa lạc bên trên nhà mặc áo và nhà nguyện Pietà. Bước vào, chúng ta thấy thanh ngang thập giá người trộm lành, dài 178cm và ngang 13cm. Có 14 chặng đàng thánh giá. Kiến trúc sư Florestano di Fausto muốn các tín hữu được chuẩn bị tâm hồn bằng việc suy niệm các chặng đó, trước khi tiến đến đồi Canvê với Thánh Giá đựng thánh tích. Nhà nguyện được khánh thành năm 1930, và hoàn tất năm 1952.
Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN
--------------------------------------------------------

THÁNH TÍCH
Từ phần Thánh Giá thánh nữ Helena mang về từ Jerusalem, hiện thời chỉ còn 3 mảnh nhỏ. Sở dĩ được chia làm 3 phần, vì người ta muốn xếp thánh tích thành hình thánh giá. 3 mảnh này không phải là tất cả thánh tích Thánh Giá được đưa từ Jerusalem về Roma. Thánh Gregorio Cả (+604) đã tặng một mẫu thánh giá cho Reccaredo, vua người Visigot, Tây Ban Nha do ngài đích thân mang về Roma, sau khi đã từng làm Sứ Thần Tòa Thánh ở Constantinople. Có một điều chắc chắn là thánh tích thánh giá ở nhà nguyện thánh Helena đã bị cắt xén. Năm 1515, Đức Leo 10 giáo hoàng cho cắt một mẫu để tặng vua Francois I của Pháp. ĐGH Urbano 8 (1623-1644) muốn tặng một mẫu cho đền thờ thánh Phêrô và lấy từ thánh giá ở đền thánh Helena. Trong thế kỷ 19, các vị Giáo Hoàng Pio 6, Pio 8 và Pio 9, đã lấy một mẫu để tặng những nhân vật quý tộc. Tính chất xác thực của Thánh Giá ở Đền thờ Thánh Giá Jerusalem được chứng thực qua nhiều văn kiện. Đồng thời các văn kiện phụng tự cũng chứng tỏ Thánh Gregorio Cả (+604) đã ấn định chặng thứ Sáu Tuần Thánh ở đền thờ thánh giá Jerusalem. Chính ĐGH đã đi rước không giày vớ cùng với các giáo sĩ và giáo dân, từ đền thờ thánh Gioan Laterano đến đền thờ Thánh Giá để thờ lạy Thánh Giá.
Thánh tích Thánh giá bên trong nhà thờ 
Ba mảnh thánh giá hiện được giữ trong vỏ (reliquiario) quý giá do ông Valadier thực hiện. Năm 1789, do lệnh chính phủ Pháp (Republica Tiberina), đan viện Thánh Giá Jerusalem bị tịch thu, các đan sĩ bị trục xuất, trừ một vị, đền thờ bị tước đoạt những gì quý giá. Ngày 13.9, áp lễ tôn vinh Thánh Giá, một lệnh khác tịch thu thánh tích Thánh Giá. Ba mảnh Thánh Giá và 2 cái gai được bọc trong giấy mỏng. Bảng án và đinh thánh bỏ trong các bình, nhưng không có đế nghệ thuật.

Ngày 19 tháng 9 năm 1789, một số nhân viên Cộng Hòa đến gặp người giữ nhà thờ là cha Sisto Benigni, OC, với lệnh tịch thu thánh tích. Cha giữ nhà thờ hiểu họ muốn tiêu hủy thánh tích vì ghét đạo, nên bất chấp sự đe dọa, ngài nói chỉ trao chìa khóa nhà nguyện cho ông Prefetto. Khi ông này đến, cha Sisto dấu chìa khóa đi. Ông Prefetto buộc lòng ra lệnh phá cửa bên trong nhà nguyện, nhưng rồi ông động lòng và trả lại chìa khóa cho cha Sisto. Thánh tích được cứu vãn. Năm 1803, nữ quận công Tây Ban Nha Villa-Hermosa dành tiền để thuê làm bình đựng thánh tích mới để đựng gỗ Thánh Giá. Ông Joseph Valadier thực hiện thánh giá đựng thánh tích này.

Nhà thờ Thánh  Giá Giêrusalem
----------------------------------------------------
Lm INHAXIÔ HỒ VĂN XUÂN

No comments:

Post a Comment

WORLD WORLD