Tuesday, April 23, 2024

TÂM TÌNH với MẸ YÊU

(Thân trao về tất cả anh em một thời TCVP-XL)

Ngày mai Sinh nhật Mẹ,
Lòng hân hoan ngập sướng…
Con tìm quà dâng Mẹ
Mà chẳng biết chọn chi

Thôi... thì thầm với Mẹ
Chắc Mẹ sẽ yêu nhiều

Nhưng Mẹ ơi... Mẹ à,

Trải lần từng nhịp sống
Kinh qua một kiếp người
Gẫm lại đời hoang phế
Con làm gì yêu Mẹ… ?

MVN2.JPG


Mẹ hỡi,
Con phút giây trầm lắng
Trải hồn cõi mênh mang
Trôi theo dòng hoài niệm
Nhìn quãng đời đi qua…

MVN.JPG


Mẹ ơi, chúng con đây…
Chốn nay ngày xưa ấy,
Bên nhau vui tu học
Những mái đầu xanh thắm,
Nay đã nhuốm sương chiều.

Con lần về những giây
Phút bên nhau đêm vắng
Vang tiếng kinh êm đềm
Đưa con dệt mộng thơ.

MVN1.JPG


Ma – ri - a Mẹ ơi,
Con tin yêu Mẹ lắm
Biết nói sao cho vừa
Tâm tình con dâng Mẹ

Nay con đây vẫn khẽ:
Mẹ ơi, con yêu Mẹ,
Yêu từ hồi thơ bé…*

Hát theo khúc tâm tình
Khi chiều dần lắng buông
Hương kinh theo làn gió
Quyện bay tới thiên đình
Tâm tình con nhỏ bé:
A – Ve, Ma – Ri – A,

Chào kính danh thánh Mẹ.
Với lời thầm nguyện xưa:
Một mãi đến hơi tàn
Yêu không chút phôi phai.

"Mẹ ơi, con yêu Mẹ,
Yêu từ hồi thơ bé…
Giờ chết Mẹ thương nhé
Chết trong tình yêu Mẹ"
.** Amen.

Nay con dâng tâm tình
Tựa những bông hoa thắm
Bé nhỏ dâng Mẹ yêu
Nhân ngày Sinh nhật Mẹ.

Xin Mẹ khấng nhận lấy
Lời bé nhỏ chân thành
Ma – ri - a Mẹ hỡi,
Mẹ yêu dấu của con.

DUYSA
Ngày 07 tháng 9 năm 2012


NB: * và **: Ca từ của bài Dâng đêm cho Mẹ (ở TCVP)

Sunday, April 21, 2024

VUA HÀM NGHI

 

nhanvat vuahamnghi

 
Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê hương bản xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt, thì hãy là một người  Pháp tốt”.

  Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi ở quê nhà và vẫn dạy con nhớ về quê  hương bản xứ. Ông đã từng nói với các con mình: “Các con chưa thể là một người Việt tốt, thì hãy là một người Pháp tốt”.

  Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (sinh năm 1872). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Thanh Nhàn. Ông là em ruột của vua Kiến  Phúc và vua Đồng Khánh. Gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai có lẽ là một trong những gia đình vương gia đặc biệt nhất trong lịch sử khi có tới 3 người con đã từng lên ngôi vua.

 Chỉ có điều lên ngôi giữa thời loạn lạc, nên vì lý do này, lý do khác mà thời gian tại vị của cả ba vị vua này đều tương đối ngắn ngủi.  Hiện nay, tại Kiên Thái Vương phủ nằm trên đường Phan Đình Phùng (Thành phố Huế), những hậu duệ trong gia đình Kiên Thái Vương vẫn thờ Vua Hàm  Nghi và một số vị vua khác của triều Nguyễn.

 Nguyễn Phúc Ưng Lịch từ nhỏ đã cùng mẹ ruột sống ở ngoài phủ. Tuổi thơ của ông trải qua cảnh dân dã, bần hàn, chứ không được nuôi dạy trong  xa hoa, phú quý.Trước khi Vua Hàm Nghi lên ngôi, các vị vua trước đó đều có tư tưởng nhún nhường với Pháp. Đó chính là lý do mà các  đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định đưa Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi vua với niềm tin rằng, một vị vua trẻ, chưa bị nhiễm  các thói xa hoa, phù phiếm sẽ vẫn còn giữ được tinh thần tự tôn dân tộc, sẽ chịu đựng được gian khổ và kiên cường cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.

  Chuyện kể lại rằng năm Ưng Lịch 13 tuổi, Tôn Thất Thuyết sai sứ giả đến đón ông về để lên ngôi vua. Lúc đó, Ưng Lịch còn  hoảng sợ, không dám mặc áo mũ được sứ giả dâng lên. Ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi lên ngôi, Vua Hàm Nghi mới 13 tuổi.


 Tuy lên ngôi từ lúc rất nhỏ tuổi, nhưng có lẽ vì chịu ảnh hưởng của các Phụ chính Đại thần như Tôn Thất Thuyết, nên từ nhỏ Vua Hàm Nghi đã  sớm có tinh thần yêu nước, căm thù giặc Pháp. Năm 1885, ông theo Tôn Thất Thuyết chạy về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình, chịu không biết bao  nhiêu đói khổ, bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt để chống Pháp.

 Nhưng càng chịu đựng gian khổ nhiều, tinh thần yêu nước của vị vua trẻ càng mãnh liệt. Ông đã viết Chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu yêu  nước và nhân dân nổi dậy chống Pháp dành độc lập. Chiếu Cần Vương được Vua Hàm Nghi viết ngay tại vùng Tân Sở.

 Là một vị vua trẻ, can đảm, dám từ bỏ vinh hoa phú quý để vào vùng rừng núi nuôi chí chống Pháp nên Vua Hàm Nghi nhận được sự ủng hộ đông đảo của các sĩ phu yêu nước và quần chúng nhân dân. Chiếu Cần Vương do ông viết đã tạo ra được một phong trào Cần Vương vô cùng rầm rộ những năm sau này, khiến thực dân Pháp không ít lần đau đầu tìm cách dẹp bỏ.

 Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc Vua Hàm Nghi, nhưng ông đều từ chối. Ông nói: “Ta ưa chết trong rừng hơn là về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa". Chính vì thế mà thực dân Pháp đã tìm kế bắt ông. Năm 1888, Vua Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc, kẻ hầu cận cho ông làm phản. Bọn chúng đã bắt Vua Hàm Nghi đưa về nộp cho Pháp. Khi đó Vua Hàm Nghi mới 17 tuổi. Để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Vua Hàm Nghi đối với phong trào Cần Vương đang nổi dậy khắp nơi, thực dân Pháp đã đày Vua Hàm Nghi sang Algerie.

 Thượng tuần tháng Giêng năm 1889, Vua Hàm Nghi bị Pháp đưa sang Algerie trên một chiếc tàu Pháp mang tên Biên Hòa. Nơi dừng chân của ông là Alger, thủ đô của Algerie. Tại đây, Vua Hàm Nghi bị giam lỏng cách Alger chừng vài cây số. Đây là một vùng hoang dã trên dãy đồi Mustapha Supereur. Vua Hàm Nghi sống trong một villa nhỏ ở đây, có tên gọi là Villa des pins hay còn gọi là Biệt thự Tùng Hiên. Đó là một ngôi biệt thự nhỏ xung quanh có sân rộng, có vườn hoa và đường đi vào nhà có hai rặng thông.

  Vua Hàm Nghi những ngày bị đi đầy  
  Lúc mới bị đày sang Algerie, Vua Hàm Nghi kiên quyết không chịu học tiếng Pháp vì cho rằng học tiếng Pháp là mặc nhiên thừa nhận lũ thực dân đã cướp nước mình. Mọi việc giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh ở Algerie, Vua Hàm Nghi đều thông qua một
 người phiên dịch. Nhưng sau vài năm sống ở Algerie, ông nhận ra rằng Algerie tuy là thuộc địa của Pháp nhưng người dân bản địa ở đây đều là những người rất thân thiện, gần gũi và tốt bụng, hoàn toàn không mang những âm mưu, lòng dạ thâm độc như những tên thực dân sang xâm chiếm Việt Nam.

  Chỉ sau một thời gian học tiếng Pháp, ông đã nói thông thạo như người Pháp và ngày càng kết bạn được với nhiều người sống ở  Algerie. Tuy là một vị vua bị lưu đày và bị thực dân Pháp cho người theo dõi, quản thúc, nhưng sự xuất hiện của Vua Hàm Nghi ở xứ sở thuộc địa  của Pháp ở Bắc Phi vẫn là một sự kiện lớn, gây chú ý cho những người dân sống ở đây. Ông được chính quyền và nhân dân ở đây chào đón rất nhiệt  liệt. Sau này, chính vì tư cách của ông, một cốt cách nhã nhặn, hài hòa nhưng vô cùng mạnh mẽ mà ông càng được người dân bản quán yêu quý.

  Sau vài năm sống ở đây, Vua Hàm Nghi đã quen với nhiều trí thức cũng như văn nghệ sĩ tại Alger. Ở tuổi ngoài 20, ông đã thường  xuyên sinh hoạt trong môi trường này. Cũng chính trong hoàn cảnh đó, Vua Hàm Nghi bắt đầu phát huy được năng khiếu nghệ thuật của mình. Ông học  vẽ, học chụp ảnh và tham gia vào nhiều cuộc triển lãm. Nhờ tài hoa của mình nên ở Alger, Vua Hàm Nghi được giới thượng lưu trí thức ngưỡng mộ,  bất kể ông là một người da vàng bị lưu đày.

 Cùng quãng thời gian Vua Hàm Nghi bị lưu đày sang Alger, một vị thẩm phán tên là Francois Laloe cũng được điều từ nước Pháp sang giữ  chức vụ Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Alger. Ông Francois Laloe là người thuộc dòng dõi quý tộc lớn tại miền nam nước Pháp. Ở Pháp, ông được xếp vào tầng lớp quý tộc được trọng vọng. Khi sang Alger, ông cũng được giới quý tộc ở đây tôn kính và là người có tiếng nói, có ảnh hưởng trong vùng.

  Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm Francois Laloa góa vợ. Ông chỉ có một cô con gái tên là Marcelle Laloe, lúc sang Algerie mới  khoảng 16 tuổi. Là một trong những trí thức lớn, một viên chức đứng đầu của ngành Tư pháp ở xứ thuộc địa, trong quãng thời gian sống ở Algerie,  ông Francois Laloe thường xuyên góp mặt vào những buổi sinh hoạt văn hóa-văn nghệ dành cho giới thượng lưu ở Thủ đô Alger được tổ chức tại  gia đình bà Nam tước De Vialar. Đây là một gia đình rất thân thiết và quý mến Vua Hàm Nghi, nơi Vua Hàm Nghi thường  xuyên qua lại, thậm chí còn sinh hoạt ở đó.
 
 Nhờ mối quan hệ thân tình này, cũng vốn là người được số đông trong giới thượng lưu ở Alger yêu quý, nên vua Hàm Nghi và gia đình ông  Francois Laloe nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau. Là người có tư tưởng tiến bộ, ông Francois Laloe đã rất khuyến khích cô con gái trẻ  tuổi của mình trò chuyện giao lưu với Vua Hàm Nghi – một người dân một nước thuộc địa của Pháp đang bị lưu đày nhưng có xuất thân hoàng tộc cao  quý và hơn cả là có một nhân cách đẹp, một tâm hồn đẹp.

 Tuy Vua Hàm Nghi hơn Marcelle Laloe 13 tuổi, nhưng không vì thế mà khoảng cách tuổi tác trở thành rào cản đối với họ. Được tiếp xúc với Vua  Hàm Nghi nhiều lần trong những buổi sinh hoạt tại biệt thự của bà Nam tước De Vialar, Marcelle Laloe ngày càng có cảm tình với Vua Hàm Nghi.  Dần dần, tình cảm của Marcelle Laloe và Vua Hàm Nghi ngày càng trở nên sâu đậm.

 Tuy ông Francois Laloe có xuất thân quý tộc Pháp, nhưng mối quan hệ này của cô con gái duy nhất được ông vô cùng ủng hộ. Chỉ một thời gian  sau đó, ông Francois Laloe đã đồng ý cho con gái Marcelle Laloe làm lễ đính hôn với Vua Hàm Nghi.

 Quãng thời gian Vua Hàm Nghi và cô Marcelle Laloe mới nảy sinh tình cảm, người dân xứ Bắc Phi thường nhìn thấy Vua Hàm Nghi và Marcelle  ngồi trên chiếc xe song mã và cùng đi chơi. Nếu Marcelle mặc trang phục của một cô gái phương Tây, thì Vua Hàm Nghi mặc trang phục truyền thống của Việt Nam: áo dài, khăn xếp.
 
 Một cô gái da trắng và một chàng trai da vàng, với hai lối phục trang hết sức khác nhau, thường xuyên đi dạo trên cỗ xe song mã, đã để  lại nhiều ấn tượng khó quên đối với người dân bản xứ khi đó. Nhưng không vì thế mà hai người không trở nên đẹp đôi trong mắt mọi người.

  Ngày 4/11/1904, 15 năm sau khi bị lưu đày sang Algerie, Vua Hàm Nghi kết hôn với Marcelle Laloe, con gái của ông Francois  Laloe. Hôn lễ được tổ chức trọng thể và sang trọng tại Thánh đường của Tòa Tổng Giám mục Alger, với sự góp mặt của đông đảo tầng lớp thượng  lưu, trí thức tại đây. Ông Francois Laloe là người đứng ra làm chủ hôn cho đám cưới của con gái và cựu Hoàng xứ An Nam.

 Vua Hàm Nghi trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam kết hôn với một người  phụ nữ phương Tây. Trong lễ thành hôn của Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe, khi cô dâu Marcelle vận một chiếc váy cưới lộng lẫy thì Vua Hàm  Nghi vẫn mặc đúng chiếc áo dài đen cổ truyền của quê hương, đầu đội khăn xếp.

 Chính vị Tổng Giám mục Alger là người đã ban phép lành cho Vua Hàm Nghi và Marcelle Laloe. Kể từ đó, Marcelle Laloa trở thành La Princesse d’Annam – tức là “Vương phi của nước An Nam”, hay “Vợ của vua An Nam” (vì theo truyền thống của nhà Nguyễn trước đó, vợ của vua không được lập là hoàng hậu, chỉ được lập là vương phi. Đến thời vua Bảo Đại, do hoàn cảnh bắt buộc, Bảo Đại mới phải lập bà Nam Phương làm Nam Phương Hoàng hậu).

 Đám cưới của Vua Hàm Nghi và Marcelle năm 1904 được xem là một sự kiện lớn và vô cùng đặc biệt tại Alger, một sự kết hợp đặc biệt giữa một cô gái có xuất thân quý tộc Pháp và một vị vua của một nước thuộc địa Pháp bị lưu đày. Rất nhiều người dân ở Thủ đô Alger đặc biệt quan tâm đến sự kiện này. Họ đã kéo nhau đến đứng xung quanh khu vực nhà thờ để tận mắt chứng kiến lễ cưới và chiêm ngưỡng đôi vợ chồng trẻ khi họ bước ra khỏi thánh đường.

 Sau khi kết hôn, Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sống rất hạnh phúc. Hai ông bà rất yêu thương và tôn trọng nhau. Bà Marcelle Laloe  theo Thiên Chúa giáo, còn Vua Hàm Nghi vẫn theo Đạo Phật chứ không cải đạo theo vợ. Ông vẫn ăn vận theo lối cũ và sống theo lối của một người  phương Đông. Nhưng ông vô cùng tôn trọng tín ngưỡng của vợ và vẫn thường đưa bà đi lễ ở Nhà thờ Thánh Philippe, nhà thờ của Tòa Tổng Giám mục  Alger. Thỉnh thoảng, Vua Hàm Nghi vẫn viết thư về Huế thông báo tình hình với người thân và nhờ mua cau trầu, thuốc lá gửi sang.

  Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Laloe sinh được 3 người con. Người con đầu của ông bà là Công chúa Như Mai (1905 – 1999), người  con thứ hai là Công chúa Như Lý (1908 – 2005), người con thứ ba là Hoàng Tử Minh Đức (1910 – 1990). Cả 3 người con của Vua Hàm Nghi đều sinh ra và lớn lên tại Alger.

 Dù không thể đưa các con trai, con gái của mình về quê hương, nhưng vua Hàm Nghi vẫn dạy con cái mọi điều về lịch sử Việt Nam, về truyền  thống yêu nước và những lần chống ngoại xâm kiên cường của người Việt. Ông cũng không quên kể cho con cái nghe về các đời vua triều Nguyễn và  câu chuyện lưu lạc của cuộc đời mình. Ở Alger, khi nói chuyện với những người hầu cận là người Việt Nam, vua Hàm Nghi vẫn dùng tiếng Việt. Ông  thường nói với con cái mình rằng: “Các con chưa thể là một người Việt Nam tốt thì trước hết hãy là một người Pháp tốt”.

 Sự dạy dỗ con cái chỉn chu của Vua Hàm Nghi đã được thể hiện ở chính nhân cách đẹp cũng như sự giỏi giang và lòng tự trọng của con cái  ông sau này. Hoàng tử Minh Đức (người con trai duy nhất của vua Hàm Nghi) khi lớn lên đã vào học tại trường Võ bị, rồi phục vụ trong quân đội Pháp.

 Tuy nhiên năm 1946, khi nhận được lệnh sang Đông Dương làm nhiệm vụ, Hoàng tử Minh Đức đã kiên quyết từ chối. Hoàng tử Minh Đức đã nói:   đi sang Việt Nam đánh giặc cho người Pháp và chống lại người Việt Nam”. Sau này, người Pháp đã đưa Hoàng tử Minh Đức sang phục vụ cho một đơn vị lính Lê Dương ở Algerie.

Ông về hưu với quân hàm Đại tá. Hoàng tử Minh Đức có lập gia đình nhưng không có con, ông mất năm 1990, thọ 80 tuổi. Qua cách ứng xử của  Hoàng tử Minh Đức, người ta có thể thấy tinh thần khẳng khái của Vua Hàm Nghi một thời, khi ông đã từ chối mọi ngai vàng, mọi phú quý để cùng  nhân dân đánh giặc. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, vị thế khác nhau, nhưng Hoàng tử Minh Đức đã chứng tỏ mình đã được Vua Hàm Nghi nuôi dạy, giáo  dục cặn kẽ, để không làm những việc trái với đạo lý, phản bội nhân dân.

  Vua Hàm Nghi có 3 người con, thì cả 3 người đều thành đạt. Người con đầu của Vua Hàm Nghi là Công chúa Như Mai là người phụ nữ  Việt Nam đầu tiên đỗ Thạc sĩ Nông Lâm, mà lại đỗ Thủ khoa. Giống như cha mình, Công chúa Như Mai thường phục sức theo kiểu phụ nữ Việt Nam.  Công chúa Như Mai là một hiện tượng được báo chí Pháp vô cùng quan tâm. Có lần một nhà báo Pháp hỏi Công chúa Như Mai vì sao lại ăn mặc như thế,  Công chúa đáp lại: “Ăn mặc như thế là thể theo ý muốn của Vua Hàm Nghi”.

 Sau khi đỗ Thủ khoa Thạc sĩ Nông Lâm, Công chúa Như Mai về Alger sống với Vua Hàm Nghi một thời gian rồi quay trở lại Pháp sống và làm  việc. Bà đi đến vùng Dordogne và Correne, miền Trung nước Pháp, đưa những kỹ thuật trồng trọt đem giúp dân nghèo ở vùng này và được nhân dân  địa phương hết sức quý trọng. Bà không lập gia đình mà cả đời dành cho sự nghiệp nghiên cứu và lao động. Khi còn sống, bà là một người phụ nữ  Pháp vô cùng giàu có và thường xuyên đi làm từ thiện, cứu giúp người nghèo. Bà sống trong một lâu đài ở miền Trung nước Pháp cho đến cuối đời.

 Trong số 3 người con của Vua Hàm Nghi, người duy nhất có cơ hội trở về Việt Nam là Công chúa Như Lý. Bà sinh năm 1908 – mất năm 2005. Công  chúa Như Lý kết hôn với một quý tộc Pháp và sống một cuộc đời sung túc trong một lâu đài ở miền Trung nước Pháp. Trong chuyến trở về Việt Nam  khi còn sống, bà đã kể về cha mình – Vua Hàm Nghi – như một người đàn ông vô cùng tuyệt vời, yêu nước đến hơi thở cuối cùng và cũng vô cùng yêu thương vợ con.

 Ông giữ cốt cách của một người Việt cho đến hơi thở cuối cùng. Đến tận những năm cuối đời, ông vẫn mặc trang phục dân tộc, vẫn thường xuyên  nói tiếng Việt và vẫn ăn các món ăn Việt Nam. Công chúa Như Lý kể, vì biết không còn cơ hội quay về Việt Nam, nuôi ước mơ đánh Pháp, nên Vua  Hàm Nghi dồn hết tâm sức vào việc vẽ tranh, chụp ảnh, sáng tác nghệ thuật.

  Ông vẽ được rất nhiều bức tranh đẹp, được giới trí thức, nghệ sĩ ở Alger đánh giá rất cao. Những bức tranh của ông, sau khi  ông mất, những người con của ông giữ lại như những kỷ vật quan trọng của gia đình. Những bức tranh này không được các con của Vua Hàm Nghi rao bán. Nhưng thỉnh thoảng nếu có người nào ngưỡng mộ và thân thiết với Vua Hàm Nghi đến thăm, gia đình vẫn tặng cho họ một bức tranh của ông làm kỉ niệm.

  Vua Hàm Nghi. Những năm cuối đời Theo lời kể của Công chúa Như Lý, Vua Hàm Nghi mất vào ngày 14 tháng 1 năm 1944 tại Alger, vì căn bệnh ung thư dạ dày. Ông  mất trong đúng giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ II đang diễn ra vô cùng ác liệt. Lúc đó tất cả những người con của Vua Hàm Nghi đều ở Pháp và nước Pháp đang bị quân Đức của Hitler chiếm đóng nên không một người con nào của Vua Hàm Nghi có thể rời khỏi Pháp về Alger để dự đám tang của cha mình.

 Đến tận lúc mất năm 1944, vua Hàm Nghi vẫn sống vô cùng hạnh phúc với bà Marcelle Laloe. Sau này khi vua qua đời, bà Laloe về sống với các con ở Pháp, rồi cũng qua đời tại đây.  
  
  Thân Thiện Tâm

 (Sưu tầm và tổng hợp) 


MẸO VẶT TRONG NHÀ

 Các bà nội trợ nên biết và làm theo.

 ***Để tránh cho cua không bị gãy càng...***
 Trước khi nấu cua, chuẩn bị một thau nước đá lạnh, cho cua vào ngâm ngập sâu tòan thân, độ 30 phút sau, cua sẽ lạnh cóng, mang ra nấu cua sẽ không bị gãy càng, ngoe nữa.


*** KHỬ MÙI TANH CỦA TÔM, CÁ, ĐỒ BIỂN... ***

Để khử mùi tanh của tôm, cá, đồ biển… Khi nêm gia vị cho vào ít bột riềng bảo đảm mùi tanh sẽ biến mất.  Bột riềng thường bày bán ở hàng gia vị trong các chợ Á đông, trên lọ có hình củ .

***GIỮ MÀU TRÁI CÂY *** 
Táo, lê sau khi gọt vỏ thường chuyển màu sẫm nhìn không được đẹp lắm. Bạn hãy vắt một ít nước chanh lên mặt trái cây, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa tránh được thâm đen.

*** NGÂM MĂNG KHÔ *** 
Ngâm măng khô trữ ăn dần, hay để nấu món măng gà ngày Tết, bạn hãy dùng nước gạo để ngâm măng sẽ rất mau nở và khi nấu măng lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần, đến khi nấu thái thành miếng. Lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.

*** BÁNH CHƯNG, BÁNH TÉT *** 
Sau khi luộc, vớt ra, cần rửa lại bằng nước sạch rồi ép bánh bằng vật nặng. Sau đó treo nơi mát và thoáng gió. Nếu qua vài ngày thấy hạt gáo trắng thì phải luộc, chiên hoặc hâm lại trong microway cho mềm mới ăn được.

*** TRÁNH DẦU MỠ VĂNG RA NGOÀI ***
 
Khi xào hay chiên món ăn, bạn hãy rắc một ít muối ăn vào mỡ hoặc dầu, như thế khi chiên, dầu hoặc mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài vừa trách bị phỏng vừa khử được vài độc tố trong dầu, mỡ

- Khi xào, nấu hay chiên món ăn, nếu gặp phải loại thực phẩm có nhiều nước sẽ làm tăng thể tích của dầu, mỡ và có thể nước làm chúng tràn ra khỏi chảo. Gặp trường hợp này, bạn chỉ cần thảo vào chảo một ít tiêu sẽ làm cho dầu không bị tràn ra ngoài nữa.

*** KHỬ MÙI TỎI TRÊN TAY *** 


Để làm mất đi mùi tỏi trên tay sau khi nấu ăn, lấy một cái muỗng bằng stainless steel ( thép không gỉ ) chà vào tay một lúc, rửa tay với xà phòng, mùi tỏi sẽ mất đi.

*** LẤY VẾT SÁP TRÊN KHĂN BÀN, KHĂN ĂN *** 
Để lấy những vết sáp của đèn cầy nhiểu trên khăn bàn, khăn ăn… lấy khăn bàn, khăn ăn bỏ vào ngăn đông đá chửng nửa tiếng, vết sáp sẽ rất dễ để gỡ ra.

*** GẮN ĐÈN CẦY VÀO CHÂN ĐÈN *** 
Để đèn cầy dính chặt và ngay ngắn vào chân đèn, dùng wax paper cắt vài khoanh xong quan chung quanh đèn cầy trước khi gắn vào chân đèn.  Đèn cầy sẽ dính chặt và ngay ngắn.

*** NƯỚNG CÁ KHÔNG BỊ TRÓC DA *** 
Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng.  
Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài săn lại, sức nóng làm mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được. Da cá sẽ vàng và thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi vị ngọt.

*** TẨY MÙI CÁ, MÙI THỨC ĂN TRONG NHÀ *** 
Cho một miếng vỏ chanh vào dầu trước khi cho cá vào chiên. Chậu rửa ch én vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, sẽ hết mùi tanh cá .
      Để cho mất mùi hôi của bắp cải chín, cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì.

*** LUỘC GÀ *** Cho gà vào nồi lúc nước lạnh, bỏ thêm một miếng gừng và hành nướng đập dập cho thơm, đun sôi thì để lửa nhỏ, thỉnh thoảng cho thêm một chút nước lạnh vào nồi. Gà chín, tắt bếp, đậy nắp một lúc, vớt ra thả vào thau nước thật lạnh, con gà trông sẽ căng mọng và ăn da rất ngon. Muốn gà vàng ươm thì lấy nước mỡ gà quyết lên da.

Muốn chặt gà đẹp, bạn hãy để ráo nước và thật nguội mới chặt.

*** KHỬ MÙI HÔI CỦA DẦU PHỌNG *** 
Nấu dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành tím đập dập.  (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).

*** BÁNH MÌ DÒN KHI NƯỚNG LẠI *** 
Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn. Hoặc cho bánh mì vào bao kín cất vào ngăn đông đá lúc còn dòn.  Khi đem ra bỏ vào microway 15 giây (hoặc để hơi tan đá) nướng lại cho đến khi nóng dòn theo ý.

*** CHIÊN KHOAI TÂY DÒN *** 
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo.

Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phồng lên, lấy khoai ra cho vào rổ có lót giấy lau tay, rắc lên một chút muối và xốc đều.

*** NẤU KHOAI KHÔNG NÁT *** Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.

*** RỬA NGÊU, SÒ SẠCH VÀ BỚT MÙI HÔI *** 
Thả chúng vào trong chậu chứa nước ngọt và một số dụng cụ bằng kim lọai như dao, muỗng nĩa... chừng 2 3 tiếng. Khi chúng ngửi phải mùi sắt sẽ nhả bùn và chất dơ ra rất nhanh và sạch.

*** CÀ TÍM KHÔNG THÂM TÍM *** 
Cà tím nếu để ngoài không khí lâu sẽ dễ bị thâm đen không đẹp món ăn. Sau khi đã cắt nên ngâm trong nước muối, nếu nước có đá càng tốt sẽ tạo độ giòn cho lớp ngoài miếng cà khi chiên.

*** KHỬ MÙI KHI NẤU ĂN *** 
Khi kho cá, nấu canh cá, chiên hành tỏi... hãy thắp 1,2 ngọn nến trong nhà bếp, khói và mùi nến sẽ khử mùi cá. Cách này cũng thông dụng để khử mùi hôi của thuốc lá.

*** KHỬ MÙI THUỐC LÁ ***
Lấy một khăn tắm thấm nước để vào cái dĩa, mùi thuốc lá sẽ bám vào khăn ướt này thay vì vào những thứ lhác chung quanh nhà.

*** KHỬ MÙI HÔI TỦ LẠNH ***
 
Tủ lạnh nhà bạn dễ có mùi khi chứa nhiều thức ăn, các loại trái cây, hoặc đồ tươi sống,. Hiện nay tại các siêu thị có bán sáp chuyên để khử mùi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây là cách khử mùi khá đơn giản và cũng khá hiệu quả: 
- Để một chén sữa trong tủ lạnh
- Hoặc lấy 4 muỗng đường và một chút nước, nấu cho đường keo lại, để nguội và cho vào tủ lạnh, tất cả các mùi hôi trong tủ sẽ biến mất.

*** PHÒNG ĐỘC KHI ĂN SỨA *** 
Sau khi làm sạch, ngâm sứa vào giấm ăn khoảng 10 phút trước khi nấu hay trụng để ăn thì sẽ không sợ trúng độc.

*** LUỘC RAU CHO XANH ĐẸP *** 
Cho vào nồi nước luộc muối, ít giọt chanh hoặc dấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.

*** CHO DA GÀ, VỊT VÀNG BÓNG KHI NƯỚNG HAY QUAY ***  
Gà, vịt quay ngon hay không khi nhìn lớp da bóng láng, chưa ăn đã thấy hấp dẫn!!
Để làm cho lớp da gà, vịt quay bóng láng:

- Sau khi ướp và trước khi quay, dùng nước sôi dội lên lớp da một lượt cho sạch, để ráo.

- Sau đó dùng hỗn hợp mạch nha (hay mật ong) pha với nước hơi ngọt nhẹ, vắt vào hỗn hợp một chút nước cốt chanh cho hơi thoảng vị chua.

- Dùng hỗn hợp này dội lên da gà, vịt một lượt.

- Sau đó để gà, vịt nơi mát cho ráo rồi cho vào lò quay. Nhờ lớp hỗn hợp mạch nha, chanh và nước sẽ làm da gà, vịt quay bóng láng hẳn lên.

*** BÓC VỎ TÔM DỄ VÀ NHANH *** 
Ngâm tôm vào nước phèn chua một lúc rồi mới vớt ra để bóc, không những sẽ dễ bóc mà thịt tôm cũng không bám theo vỏ.

*** LUỘC RAU NGON *** 
Với các loại rau xanh như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau muống: nên cho nước nhiều, thêm một ít muối vào nước luộc và để lửa lớn cho nước sôi già mới cho rau. (Có thể sau khi vớt, cho rau vào ngâm trong nước đá, rau vừa xanh lại vừa giòn. Nhưng cách này làm mất một số vitamin trong rau)

Với bông cải trắng hoặc xanh: cũng làm như cách trên, khi ngâm vào nước đá, bông cải sẽ giòn, không bị mềm hay rã những đọt bông trên mặt.

*** CÁCH LUỘC LÒNG HEO TRẮNG VÀ DÒN *** 
Khi luộc, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào. Lúc lòng chín tới vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội). Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.

*** LUỘC GIÒ HEO CHO TRẮNG, MỀM VÀ VẪN DÒN *** 
Nếu là bắp giò thì trước khi luộc bạn dùng sợi dây lạt bó miếng thịt lại cho chặt. Sau khi luộc chín, vớt ra cho vào một tô nước lạnh ngâm chừng 5 phút, để miếng thịt trông trắng và sạch hơn. Bạn cũng có thể vớt ra để nguội rồi cho vào tủ lạnh, lúc ăn mang ra thái miếng mỏng.

*** ĐỂ CHANH VẮT ĐƯỢC NHIỀU NƯỚC *** 
Muốn vắt chanh được nhiều nước, trước khi cắt chanh, bạn nên ngâm nó vào nước nóng trong vài phút.

*** RỬA BÌNH THỦY TINH *** Những bình thủy tinh có miệng bé rất khó rửa sạch bên trong để làm nó sáng bóng như mới. Bạn có thể cho vào bình một nắm gạo, đổ ít nước sôi vào, đậy nắp lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.


Tẩy độc cơ thể

 

 

Mời quí vị và quí bạn thử áp dụng cách săn sóc ruột già theo BS Gene JM Dillague… có thể chúng ta sẽ sống thêm vài ba chục năm để an hưởng tuổi già chăng?

* Cẩm nang về sức khỏe trong đường Ruột Già.

Hãy cùng nhau tìm hiểu…

* Tại sao chúng ta đang chết sớm hơn so với khả năng chúng ta có thể sống?

* Tại sao Ruột Già khiến chúng ta có nhiều vấn đề về sức khỏe?

* Tại sao có sự gia tăng về trường hợp Ung Thư Ruột Già?

Tác Giả: Bác Sĩ Gene JM Dillague, M.D.

Người dịch: Nguyên Thụy

Đôi dòng về tác giả:

Bác Sĩ Y Khoa Gene JM Dillague là một Bác Sĩ Y Khoa Gia Đình.

Lòng nhiệt thành của ông đối với Y Khoa Phòng Ngừa đã bộc phát từ khi bà mẹ của ông qua đời vì bệnh ung thư ruột già.

Kể từ biến cố ấy ông đã dốc tâm đeo đuổi con đường Y Khoa Phòng Ngừa và cống hiến cuộc đời sự nghiệp vào công cuộc phát huy phương thức phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ.

Ông cũng đã tốt nghiệp hậu đại học về ‘Homotoxicology’ nhằm tìm hiểu vai trò của độc chất đối với các căn bệnh của con người.

Ông cũng là tác giả của một số sách phổ thông về “Chất độc từ bên trong: Sự thật chết người về những gì trong cơ thể bạn” và “Tử thần trong Ruột Già”.

 

 

“TỬ THẦN Ở TRONG ĐƯỜNG RUỘT GIÀ.”

Hippocrates

Sức khoẻ của chúng ta quý giá vô cùng. Đó là kho tàng vĩ đại mà nhiều người vẫn chưa nhìn thấy để trân quý. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào nhiều thứ trên đời hơn là dùng tiền tài để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Một điều nực cười là họ quên rằng tài vật ngoại thân có thể bị mất hết và có thể tạo dựng lại được… nhưng khi sức khỏe không còn nữa thì đời sống của họ cũng kể như chấm dứt.

Ngày nay, hầu hết các vụ khánh tận mới xảy ra bắt nguồn từ những khoản tiền chi phí về y tế. Lời thông điệp này rất rõ: Khi mất sức khoẻ, không những bạn mất đi cái đời sống của bạn mà bạn sẽ mất cả cái sinh động của cuộc sống.

Cho nên chúng ta cần phải đầu tư vào kho tàng sức khỏe để bảo đảm có được một đời sống lâu dài và thịnh vượng.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu vài điều liên quan đến điều kiện của sức khỏe chúng ta ngày nay.

MỘT SỰ ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG

Bạn có tin rằng cơ thể của chúng ta có thể tồn tại vói số tuổi đời là MỘT TRĂM HAI MƯƠI NĂM nếu chúng ta có đầu tư vào sự khỏe mạnh của nó.

Có thể nói là cơ thể con người được cấu tạo để sinh tồn và chịu đựng.

Tuy nhiên những thống kê về sức khỏe mới đây cho thấy rằng tuổi thọ trung bình của con người chỉ khoảng giữa 70 và 77 tuổi.

Những nguyên nhân chính của tử vong bắt nguồn từ BỆNH TIM MẠCH và UNG THƯ.

Điều hiển nhiên là cơ thể của chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều. Sự lạm dụng và phế mặc không chăm sóc cơ thể với thời gian đã đưa đến sự phát triển của những căn bệnh giết người.

Những gì chúng ta đang làm đối với cơ thể chúng ta đã làm giảm tuổi thọ của chúng ta hàng thập niên.

“Chúng ta không CHẾT… mà thực ra chúng ta TỰ GIẾT chúng ta thì đúng hơn.”

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT SỚM?

Câu trả lời cho vấn đề này có phần phức tạp.

Nhưng kinh nghiệm và những tìm hiểu của tôi đã đưa đến chỗ tôi tin rằng sự giải thích như sau có phần thích đáng: Nguyên nhân của các bệnh tật có thể bắt nguồn từ sự tích tụ cặn bã bên trong cơ thể.

Hãy thử tưởng tượng cơ thể của bạn là một cái hồ cá kiểng trong nhà!

Giống như một cái hồ cá kiểng trong nhà, 70% cơ thể chúng ta là dung dịch nước. Các tế bào của chúng ta giống như các con cá vàng đang bơi tung tăng trong khung cảnh hồ cá đầy nước.

Cái lý do mà cá bị chết trong hồ không phải chỉ là vì chúng ta không cho cá ăn… mà chính là vì chúng ta đã không giữ cho nước được sạch sẽ.

Chất độc hoặc cặn bã đã được xâm nhập vào cơ thể và tích tụ trong cơ thể. Chúng đe dọa các tế bào một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Chúng có thể đi vào các tế bào và can thiệp vào chức năng của các tế bào hoặc làm biến dạng DNA trong tế bào để đưa đến kết quả là các tế bào trở nên bất bình thường không còn sinh hoạt đúng chức năng của chúng hoặc tạo ra những kết quả bất bình thường.

Theo một số công cuộc khảo cứu thử nghiệm thì chất độc được coi là có liên hệ mật thiết với nhiều căn bệnh kể cả sự hình thành của những phiến trong động mạch dẫn đến sự cấu tạo của các bướu.

Cho nên khi nào chúng ta có sự tích tụ độc chất trong cơ thể là chúng ta gia tăng nguy cơ của sự phát triển những căn bệnh nguy đến tính mạng.

CHÚNG TA TÍCH LŨY ĐỘC CHẤT RA SAO?

Chất cặn bã độc hại không phù hợp với cơ thể chúng ta, cho nên cơ thể chúng ta có khuynh hướng thải bỏ độc chất cặn bã đã chất chứa trong cơ thể.

Một trong những bộ phận tiêu trừ cặn bã độc hại chính là RUỘT GIÀ.

Ruột Già chính là “cái thùng rác” của cơ thể và có nhiệm vụ tháo đổ rác rến cặn bã từ cơ thể hằng ngày.

Những khám phá mới đây cho thấy ruột già của chúng ta bắt đầu thất bại trong việc tiêu trừ cặn bã của cơ thể một cách đúng mức.

Cách thức ăn uống, lối sốngsử dụng thuốc men đã đưa đến chỗ tích lũy chất cặn bã hoặc phân trong ruột già. Sự thất bại trong việc tiêu trừ cặn bã một cách đúng mức đã đưa đến sự tồn đọng chất cặn bã trong cơ thể.

Phân đang thối rữa ra trong ruột già

Phân bị tồn đọng đang tan rã hoặc thối rữa trong ruột già tạo ra chất độc có hại cho sự sống cùng chất hơi khí để rồi thẩm thấu vào mạch máu và tích tụ lại trong các mô (tế bào cùng loại) và các bộ phận trong cơ thể.

Chất nhờn từ vách ruột tiết ra do phản ứng

Ruột già phản ứng lại ảnh hưởng của phân đang thối rữa bên trong ruột bằng cách tiết ra chất nhờn.

Tuy nhiên, khi chất nhờn càng dày đặc thì chúng lại càng chất chứa thêm phân cặn bã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

“Phiến màng nhầy”: Một tổng hợp rắn do cặn bã phân và chất nhờn. Chất độc hại thấm vào vách ruột và dẫn đến các mô (tế bào cùng loại)

Với thời gian, sự tổng hợp của chất nhờn tiết ra từ vách ruột và chất phân cặn bã đang thối rữa sẽ tạo thành từng lớp chồng chất lên nhau và cứng lại thành từng mảng bám chặt nơi vách ruột già.

Những mảng này đã được Bác Sĩ Y Khoa Richard Andersen đặt tên là “MUCOID PLAQUE” (“phiến màng nhầy”)

Cho đến nay thì chất phân cặn bã bị tồn đọng nhiều hơn và do đó số lượng chất độc hại đi vào cơ thể có phần gia tăng.

Nói tóm lại thì phần tử đóng góp quan trọng trong việc tích lũy chất độc hại cho cơ thể chính là RUỘT GIÀ.

Đây là nơi xuất phát của sự tự chuốc độc cho cơ thể.

“PHIẾN MÀNG NHẦY” LÀ GÌ?

Sau đây là trích dẫn từ công trình nghiên cứu của Bác Sĩ Richard Andersen, N.D., N.M.D.

“Cái ruột trong cơ thể chúng ta có thể tích trữ cả hàng chục năm những vật thể đã được tiêu hóa một phần hoặc đang rữa nát (kể cả thuốc men và các hóa chất có độc tính).

Sau những cuộc giải phẩu tử thi, kết quả cho thấy một vài bộ ruột người đã cân nặng đến 18 kí lô (40 pounds) và đã trương phình lên với đường kính khoảng 30 phân (12 inches) nhưng bên trong chỉ có một con đường nhỏ bằng cái viết chì mà thôi để cho phân vận chuyển.

18 kí lô (40 pounds) ấy chính là kết quả của những tầng lớp của chất nhờn tiết ra từ ruột được trộn lẫn với phân cặn bã kết tinh lại và chồng lên nhau, chúng có hình dạng giống như cao su của vỏ xe đặc cứng với màu xanh đen hoặc một miếng da thú cũ kỹ được phơi khô. Tôi gọi đây là ‘MUCOID PLAQUE’ (‘phiến màng nhầy’). Phiến màng nhầy này, khi được gỡ ra trong một lần rửa ruột, thường nhìn giống như dây thừng cuốn vào nhau, màu trắng đen, chồng lớp lên nhau, cuộn gập lại, xếp nếp, có hình dạng và cấu trúc của vách ruột.

‘Phiến màng nhầy’ có thể thay đổi khác nhau nhiều tùy theo tình trạng sinh hóa của bộ ruột trong mỗi cá nhân. Nó có thể cứng, dòn và mỏng; nó cũng có thể rắn chắc và dày, dai, ướt và giống như cao su; cũng có thể mềm, dày; hoặc mềm, trong suốt và mỏng; màu sắc có thể từ nâu nhạt, đen, loặc xanh đen cho đến vàng hay xám, và đôi khi tiết ra mùi rất khó ngửi.

Một khách hàng của tôi, suốt trong thời gian tiến trình rửa ruột một tháng, đã thải ra một phiến màng nhầy dài gần 5 mét (15 feet); một khách hàng khác đã thải ra tổng cộng 5 kí lô (11 pounds) phiến màng nhầy trong suốt thời gian rửa ruột.

Việc xổ để tống ra khỏi cơ thể một tổng số phiến màng nhầy có chiều dài từ 10 mét đến 15 mét (35 đến 45 feet) là một điều không có gì là bất thường cả, điều này thường xảy ra ở tuần lễ cuối cùng.

Trong suốt hơn 14 năm qua, kinh nghiệm y khoa thực hành của chúng tôi trong việc theo dõi hàng ngàn chương trình rửa ruột già cho thấy là hầu hết mọi người đã thải ra vô số chất lạ lùng này.

Tôi đặt ra từ ngữ ‘MUCOID PLAQUE’ (‘phiến màng nhầy’), có nghĩa là một màng chất nhờn để diễn tả sự tích lũy không tốt cho sức khỏe của những chất lầy nhầy trên vách ruột. Ngành y khoa qui ước cho rằng chất lầy nhầy này chỉ là một tầng chất nhớt hay ‘glycoproteins’ (cấu tạo bởi 20 amino acids và 50% carbohydrates) được tiết ra một cách tự nhiên bởi đường ruột để thích ứng với nhu cầu bảo vệ chống lại acid và độc chất…”

Phỏng theo báo USA Today số ra ngày 11 tháng giêng năm 1999:

“Hầu hết mọi người ăn thực phẩm dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ‘lầy nhầy và dính như keo hồ’ có khoảng từ 5 đến 10 pounds chất phân cặn bã chất chứa trong ruột già. Theo sự giảo nghiệm tử thi, John Wayne đã có khoảng 40 pounds chất này vào lúc chết. Elvis cũng đã có khoảng 60 pounds phỏng theo hồ sơ”.

CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI CHÚNG TA CÓ ‘PHIẾN MÀNG NHẦY’ TRONG CƠ THỂ?

Phiến màng nhầy này tạo thành vật cản khiến cho phân cặn bã đang thối rữa bị vướng mắc thêm trong cơ thể.

Nếu chúng ta có một THÙNG RÁC ĐÃ ĐẦY TRÀN nhưng lại tiếp tục quăng vứt thêm rác vào trong đó, để rồi rác thặng dư sẽ tràn ra các mô tế bào xung quanh và thấm vào hệ thống trong cơ thể.

Bác Sĩ Bernard Jensen gọi đây là ‘lúc khởi đầu của SỰ CHUỐC ĐỘC TỰ ĐỘNG’ hoặc sự tự đầu độc…

Một thân xác đầy cặn bã bẩn thỉu có khuynh hướng sinh ra những vấn đề, chẳng hạn như:

1. Vấn đề ngoài da (mụn, viêm, ngứa)

2. Nhức đầu đông hay thường xuyên

3. Cảm mạo thường xuyên, vấn đề viêm xoang mũi, ho

4. Hơi thở dốc, tức ngực

5. Vấn đề bụng dưới (sưng, bón, acid cao, không tiêu)

6. Đau nhức ở bắp thịt và khớp xương

7. Trì trệ, thiếu năng lực

8. Lên cân

9. Bướu và tiểu nang

10. Vấn đề kích thích tố

Lẽ dĩ nhiên hậu quả lâu dài là căn nguyên của các chứng bệnh đường ruột, chẳng hạn như bệnh túi nhỏ vách ruột già, bướu, nhiễm trùng ở túi vách ruột già… và UNG THƯ RUỘT GIÀ!

Cho nên, điều tối quan trọng cho bạn là bạn cần giữ cái thùng rác của bạn cho sạch sẽ và đổ rác cho đều đặn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỤC NHỮNG PHIẾN MÀNG NHẦY RA KHỎI CƠ THỂ?

Một trong những phương pháp phổ thông để trục xuất những phiến màng nhầy đòi hỏi nhịn đói bảy ngày và trải qua một chuỗi thủ tục có tên là COLON ENEMAS. Enema là một thủ tục dùng ống xuyên qua đường hậu môn để bơm vào ruột già dung dịch rửa ruột hoặc chất nước có tên là ‘Bentonite’.

Có nơi dùng dung dịch cà phê đun nóng trong khi có chỗ lại dùng dung dịch nước muối.

Những dung dịch được sử dụng sẽ xâm nhập vào khắp ruột già để rồi sau đó chúng sẽ tự thoát ra khỏi cơ thể hoặc được rút ra bằng máy rửa ruột.

Có nhiều người không thích phương cách kể trên. Phương pháp GIẢN DỊ, AN TOÀN và ÍT TỐN KÉM là chương trình “SO EASY”.

CHƯƠNG TRÌNH “SO EASY”

Đây chính là một CHƯƠNG TRÌNH THỰC PHẨM DINH DƯỠNG 3 NGÀY trong đó quí vị chỉ dùng hoàn toàn chất dinh dưỡng thiên nhiên lấy từ rau trái có chất xơ. Những bữa ăn có dạng bột pha trong nước (meal replacement shakes) hầu giúp quí vị rửa sạch, làm trẻ trung cùng tăng cường sinh lực cho hệ thống tiêu hóa.

Chương trình này được thực hiện với những mục đích sau đây:

1. Cung cấp chất sơ thiên nhiên từ thảo mộc hầu giúp đường ruột được sạch sẽ và giúp cặn bã phân tụ tập thành từng khối khiến việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

2. Giúp tái tạo các phân hoá tố và vi khuẩn tốt cần thiết cho sự tiêu hoá.

3. Tống xuất “Phiến Màng Nhầy” và cặn bã phân tồn đọng ra khỏi ruột già.

4. Giúp trung hòa chất acid trong cơ thể và giúp nuôi dưỡng các tế bào.

5. Phục vụ sức khỏe tổng quát và cải tiến chất lượng của đời sống.

CÁC SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH “SO EASY” gồm có:

Bio Wheatgrass: Wheatgrass nguyên chất và các phân hoá tố

Bio Cell: Cà rốt, đậu nành, chanh giấy, át xít béo

Bio Diet: Chất xơ thảo mộc, guar gum, wheatgrass

Bio Balance: Gạo lức, chất xơ lấy từ palm oil, hương vị trái cây thiên nhiên

Mỗi gói sản phẩm là một hỗn hợp của thực phẩm thiên nhiên không dùng hóa chất và được chế biến bởi những khoa học gia thương thặng của Á Châu.

Những bột thức ăn bổ dưỡng cung cấp cho người sử dụng một sự dinh dưỡng vẹn toàn cùng những sinh tố, khoáng chất, phân hoá tố vả chất sơ cần thiết cho việc rửa sạch, quân bình, và nuôi dưỡng hệ thống tiêu hóa của quý vị trong vòng ba ngày.

THỜI KHÓA BIỂU CHO BA NGÀY:

Buổi sáng lúc thức dậy: Bio Wheatgrass

Điểm tâm: Bio Diet + Bio Balance

Ăn thêm vào buổi sáng: Bio Cell

Bữa trưa: Bio Diet + Bio Balance

Ăn thêm vào buổi chiều: Bio Cell

Bữa tối: Bio Diet + Bio Balance

Trước khi đi ngủ: Bio Wheatgrass

Phương Pháp của Việt Nam 
hoàn toàn Miễn Phí

Phương Pháp nhịn ăn 12 ngày để chữa bệnh

Phương Pháp này các vị đạo gia gọi là phương pháp Thanh Lọc Bản Thể, còn theo khoa học dựa vào kết qủa thực tế trong chữa bệnh gọi là phương pháp thanh lọc độc trong cơ thể.

Lần đầu tiên cách đây 30 năm khi còn ở Việt Nam, tôi theo các sư huynh y sĩ áp dụng phương pháp nhịn ăn, tôi hơi sợ sức khỏe của mình không đủ sức chịu đựng trong thời gian nhịn ăn lâu đến 12 ngày, (vì tôi bị bệnh phổi), nhưng nhìn vào các sư huynh vẫn thường dùng phương pháp này mỗi năm 2 lần, lần thứ nhất bắt đầu từ ngày nhập hạ rằm tháng 4, lần thứ hai bắt đầu vào ngày mãn hạ rằm tháng 7, kết qủa là các vị sư huynh càng trẻ và khỏe mạnh hồng hào so với tuổi và không bao giờ bị bệnh tật, nên tôi cũng bớt sợ và tin vào kết qủa của phương pháp này Tôi nghĩ chắc khi theo phương pháp nhịn ăn cần phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để khỏi mất calories, nhưng ngược lại, các sư huynh khuyên tôi vẫn tiếp tục đi làm, đi chữa bệnh bình thường như mọi ngày, chỉ khác một điểm khi đến giờ ăn thì mình uống nước, và khi khát mình cũng uống nước, khi thèm ăn mình cũng uống nước. Một loại nước pha chế đặc biệt không phải là nước lạnh như phương pháp của Thầy Phạm Văn Chính trong lúc nhập thất, không làm việc.

Phương pháp nhập thất nhịn ăn của thầy Phạm Văn Chính bên California, ngắn hạn là theo thầy 3-7 ngày, đến giờ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, thầy mời chúng ta cùng ăn với thầy bằng các bài tập các động tác dưỡng sinh, sau đó ai khát muốn uống nước thì cứ uống tự nhiên, và uống ít, rồi ngồi lại với nhau, giảng giải về phương pháp, rồi tập hít thở, rồi cân trọng lượng cơ thể, đo áp huyết… rồi đến giờ ăn thầy lại mời chúng ta ăn bằng các bài tập.

Sau một ngày có người cân sụt mất 1-2 kg, bạn tôi là một dược sĩ, bị bệnh phong thấp đau nhức, mập phì, cao áp huyết, sau 2 ngày xuống 3 kg, Những người chịu đựng nổi 1 tuần sẽ thấy kết qủa khả quan, nhưng cơ thể mất nhiều calories không đủ sức làm việc, nên khi ra khỏi nhập thất, cơ thể đói hơn ăn nhiều hơn, sau 1 tháng trọng lượng gia tăng, chính những thức ăn đem vào cơ thể lại là mầm gây ra bệnh trở lại, đường, áp huyết, cholesterol lại cao như cũ .Cho nên phương pháp này Thầy Chính khuyên thỉnh thoảng phải áp dụng để cơ thể có thời giờ nghỉ ngơi và giải độc.

Còn phương pháp nhịn ăn 12 ngày của chúng tôi, vẫn đi làm bình thường, chỉ uống nước pha chế uống thay bữa cơm, mỗi ngày uống từ 4-6 lít.

Thành phần pha chế của 1 lít nước như sau:

1 lít nước nấu chín pha vào 3-6 quả chanh với đường ngọt vừa đủ, công thức pha chế thế nào cho hợp với mình để đừng chua qúa đừng ngọt qúa.

Cứ thế áp dụng cho 4 lần hay 6 lần trong ngày.

Những người bị loét bao tử cho bớt chua tăng ngọt hơn để khi uống thử, bao tử không có phản ứng khó chịu, hoặc những người có bệnh tiểu đường pha bớt ngọt nhưng khi uống không có cảm tưởng bị ê răng, là những dung dịch pha chế hợp với cơ thể mình.

Cách uống:

Khi đến giờ ăn cơm, uống 1 ly 250cc, nửa giờ sau 1 ly, nửa giờ sau nữa 1 ly.

4 bữa ăn sàng, trưa, chiều, tối mất 12 ly là 3 lít, còn 1-3 lít để uống vào khi cảm thấy khát, mỗi lần ½ ly. Như vậy mỗi ngày tiêu thụ 4-6 lít.

Chanh và đường tiêu thụ mỗi ngày với tiêu chuẩn 4 lít một ngày là từ 12-16 qủa chanh.

Đường giúp cơ thể giữ năng lượng và thân nhiệt, không làm suy tim hay cơ bắp bị mệt mỏi khi làn việc, chanh để tẩy độc hạ áp huyết, cholesterol, tan mỡ, lọc máu.

Đối với kinh nghiệm của tôi, trước khi nhịn ăn, tôi sợ đói, hôm trước tôi ăn thật nhiều gấp 2 lần bình thường, rồi mới dám nhập cuộc với các sư huynh vào ngày hôm sau.

Mỗi ngày tôi vẫn đi chữa bệnh cho các bệnh nhân ở các phòng mạch từ thiện từ chùa này sang chùa khác bằng xe đạp, thỉnh thoảng lại lấy nước ra uống, đến những bữa cơm, thấy người ta ăn cơm mình lại thèm, lại uống 3 ly nước nước thay 3 chén cơm, rồi cũng qua 1 ngày, đi tiểu nhiều hơn, đi đại tiện phân vẫn có lọn cục bình thường.

Ngày thứ hai đi phân vẫn có lọn cục mền hơn, đi tiểu nhiều hơn.

Ngày thứ ba bắt đầu đi phân loãng 50% nước 50% phân.

Ngày thứ tư phân ra như tiêu chảy 70% nước 30% phân.

Ngày thứ năm, buồn đi cầu là đi ngay tiêu ra nước ồ ạt nhiều nước hơn phân. Ngày thứ sáu mỗi lần đi đại tiện giống như mở một túi nước đổ ra 1 lần chảy ào ào là xong.

Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 đi tiểu nhiều hơn, đi đại tiện toàn ra nước trong, không có phân, tôi nghĩ có lẽ xin mấy sư huynh cho nghỉ, cơ thể sạch lắm rồi, uống nước vào là đi ra nước ngay, cơ thể không mệt mỏi, vẫn đi làm bình thường vui vẻ, nhưng cảm thấy thèm ăn. Các sư huynh khuyên cố lên 4 ngày nữa.

Quả nhiên có điều kỳ lạ xảy ra. Ngày thứ 9 tự nhiên hơi đau lâm râm trong bụng và mắc đi đại tiện liền, chảy ra nước xối xả toàn là mầu đen như nước ống cống.

Ngày thứ mười, tiêu chảy ra nước đen hơi lợn cợn .

Ngày thứ mười một đi đại tiện 2-3 lần ra rất nhiều khoảng 2 kg phân lầy nhầy, lung bùng, mầu đen có lẫn mỡ, bùi nhùi, giẻ rách, có xơ sợi, tôi nghĩ đây chắc là mấy sợi rau muống ăn từ ngoài bắc hồi di cư hay dưa giá khi mới vào miền Nam, nó dính vào thành ruột bị chất chanh làm tróc ra.

Ngày thứ mười hai, uống vào một ly nước, là đi ngay ra một ly nước trong không có tí phân nào. Uống vào ly nào là ra ngay ly ấy. Trong bụng bao tử và ruột thật sạch, vách thành bao tử và ruột mỏng đi.

Ngày thứ nhất đến ngày thứ tư lên cân 2 kg, từ ngày thứ năm đến hết 12 ngày xuống mất 2 kg., trong bụng hơi bào bọt muốn đòi ăn là vừa đúng hết hạn kỳ chấm dứt vào lúc 7 giờ tối. Tất cả tụ tập lại nhà đại sư huynh để ăn một món ăn do đại sư tỷ nấu để phục hồi lại chức năng trường vị.

Món ăn đặc biệt là món cháo huyết heo với nhiều gừng sắc chỉ, mỗi người được quyền ăn 1 tô nhỏ, ăn xong, chất bột cháo lót lại vách thành bao tử và ruột, chất gừng làm ấm trường vị giúp các cơ co thắt lại, trong thời gian uống nhiều nước cơ co bóp của trường vị chứa nhiều nước đã bị giãn nở, còn huyết heo theo đông y là đội quân dùng để lấy độc tố còn sót lại trong máu theo đường phân ra ngoài.

Ai nấy ăn xong, lấy thêm một tô lớn đem về nhà để dành cho bữa điểm tâm sáng hôm sau là ngày thứ mười ba. Lúc đó mới xong một giai đoạn thanh lọc độc trong cơ thể, trưa ngày hôm thứ mười ba, chỉ được quyền ăn 1 chén cơm với thức ăn nhẹ là canh, chiều ăn 2 chén.

Ngày thứ mười bốn ăn trở lại bình thường 3 chén cơm với canh, thịt, cá, sau đó ăn uống như thường lệ. Cơ thể lại phục hồi trọng lượng như cũ, nhưng thần sắc hồng hào khỏe mạnh, nhiều năng lượng vô cùng. Ăn rất ngon miệng, dễ ăn không kén ăn, các lục phủ ngũ tạng đều được thanh lọc độc thay cũ đổi mới, không còn những bướu mỡ, hay máu cặn bẩn hóa vôi trong cơ thể, trong xương khớp, không còn đau đớn, hay đau bệnh vặt, áp huyết, đường cholesterol ổn định.

So sánh với các phương pháp nhịn ăn khác, có chỗ khác biệt ở chỗ chưa lấy ra ra được hết phân đen bùi nhùi giẻ rách xơ bướu trong cơ thể ra hết được bằng phương pháp thanh lọc độc trong cơ thể

Những người bị bệnh cao áp huyết, tiểu đường, cholesterol, đau thấp khớp, huyết hóa vôi, bệnh bao tử, đường ruột, gan thận, ung thư, nếu áp huyết không bị qúa thấp, có thể áp dụng phương pháp này.

Nhịn ăn trong 12 ngày chính là cho các tế bào ung thư bị bỏ đói, thêm vào phương pháp hít thở (ăn không khí) làm tăng hồng cầu và giúp khí huyết tuần hoàn khắp cơ thể phục hồi lại các tế bào khỏe, tăng khả năng miễn nhiễm phòng chống bệnh tật, giúp phục hồi các cơ co bóp tống độc ra ngoài bằng đường tiêu tiểu, thì dấu hiệu ung thư sẽ từ từ biến mất.

Phương pháp này không áp dụng được cho người áp huyết thấp và bệnh thiếu máu.

Còn những người mập phì, muốn giảm mập nên theo phương pháp Nhập Thất của Thầy Phạm Văn Chính trong link sau đây :

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=118835

WORLD WORLD