Monday, February 29, 2016

CHUYỆN TÌNH
BÍCH-VÂN-THIÊN

"Bích-Vân-Thiên" là một trong những tiểu thuyết của nữ văn sĩ Quỳnh Dao.  Chuyện kể về mối tình tay ba giữa hai người phụ nữ Bích, Vân và một người chồng chung tên Thiên.  Vì người vợ không thể sinh con nối dõi tông đường cho chồng, nên nàng đành chấp nhận người em kết nghĩa như người vợ lẽ cho chồng.  Dù là tự nguyện, nhưng những ích kỷ ghen tương của kiếp nhân sinh đã khiến họ nhận ra rằng, cả ba không thể cùng hạnh phúc chung dưới một mái nhà.  Một người chấp nhận ra đi để hai người ở lại hạnh phúc hơn.  

Những tưởng chuyện tình thơ mộng sầu muộn chỉ có trong tiểu thuyết, qua sự tưởng tượng phong phú của nhà văn.  Nhưng đâu ai biết rằng cuộc sống muôn màu sắc cũng đang dệt nên một chuyện tình tay ba đẹp lãng mạn như một bài thơ, trắc trở với những cảnh đời éo le, với phần kết vẫn còn dang dở.   "Bích-Vân-Thiên" của đời thực là một chuyện tình tay ba giữa Thu Bích, người con gái vô tư hồn nhiên, duyên dáng như viên ngọc xanh biếc giữa đời, và một Đình Vân thư sinh trắng trẻo nho nhã với cặp kiếng cận, như một áng mây lững lờ quyện lấy viên ngọc bích trong trời thu.  Hiện diện giữa họ là một Thiên Chúa vô hình lúc ẩn, lúc hiện, lúc hiền hòa yêu thương, lúc thinh thặng đến lạnh lùng.

Saturday, February 27, 2016

Bữa Tiệc Ly diễn ra khi nào?

-----------------------------------
Vấn đề ngày tháng diễn ra Bữa Tiệc Ly do có sự trái ngược giữa các Phúc âm nhất lãm (Synoptic Gospels) và Phúc âm theo thánh sử Gioan. Thánh sử Máccô, người mà thánh sử Matthêu và Luca theo những điểm chính, cho chúng ta biết ngày tháng chính xác: “Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? Chiều đến, Đức Giêsu và Nhóm Mười Hai cùng tới” (Mc 14:12, 17). Chiều ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, những con chiên Vượt Qua được hiến tế trong Đền Thờ, trước Lễ Vượt Qua (Passover). Theo niên đại của các Phúc âm nhất lãm thì đó là thứ Năm.

Friday, February 19, 2016

CÂY THÁNH GIÁ

------------------------
Nếu ai, ba mươi năm trước đây, từng đi trên con đường nhỏ từ Girkalnis đến Simkaiciai, chắc còn nhớ một cây Thánh Giá gần rìa làng Pakalniskiai, chỗ triền dốc của ngọn đồi có một cái lâu đài, nơi mà con đường quẹo vào một cánh đồng cỏ ướt. Cây Thánh Giá này đặc biệt, khác với tất cả những cây Thánh Giá khác rải rác khắp các nẻo đường vùng này. Thánh Giá làm bằng hai khúc cây sồi dầy, chắc chắn, đen bóng theo thời gian, nắng mưa gió bão để lại chi chít vết rạn nứt cùng những đám rêu mốc xám đậm đóng trên nhiều chỗ. Đầu và hai tay Thánh Giá tận cùng bằng những nắm tròn thật to, đã bị thời gian bào mòn. Đây là những thứ có lẽ mới được thêm vô sau này vì làm bằng loại cây tạp. Chắc một nghệ nhân nào đó muốn Thánh Giá đẹp hơn nên đã dùng tài nghệ mình đẽo gắn thêm vào.

Ta có thể đi ngang qua chính Thánh Giá này mà không chú ý vì Thánh Giá tương tự quá nhiều, rải rác trên khắp các ngả đường của Lithuania. Nhưng chính nét mặt của Đức Chúa mới gợi sự chú ý của chúng ta. Khó ai có thể đi qua đó mà không ngừng lại hay không quay đầu ngoái lại nhìn nhiều lần. Tượng Chúa rất đặc biệt, cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi tại sao tượng này lại không nổi tiếng trên hoàn vũ, trừ phi Thượng Đế, bằng chính sự khiêm cung của mình, muốn như vậy. Thân hình tượng bằng cỡ người bình thường, được khắc từ một khúc cây nguyên khối...

Monday, February 15, 2016

GIÁO LÝ 

VỀ VẤN ĐỀ TRÁNH THAI

NHẬP ĐỀ

Một phần tư thế kỷ từ sau thông điệp Humanae Vitae, đã đồng thời xảy ra một sự suy sụp chung về đạo đức mang tên cuộc cách mạng tình dục. Tình trạng này, ngày càng biến đổi sâu xa, từ phong trào híp-pi cổ võ việc làm tình tự do ở thập niên 60, đến việc bình thường hóa hiện tượng đồng tính luyến ái bằng định chế hôn nhân như là nhân quyền. Mặc dù những hiện trạng cực đoan trên chỉ là thiểu số, nhưng giữa thành phần đa số thầm lặng, cuộc cách mạng tình dục này cũng đã gây nên trong họ nhiều mất mát, khi có sự gia tăng về tranh ảnh khiêu dâm, chung chạ tình dục, bất trung trong hôn nhân, ly dị, phá thai, hủ bại tình dục, và những nỗi buồn trong cuộc sống.

Tuesday, February 9, 2016

LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqNAqhQcnlUxq2dLSf8c85nlynSuf1gklfkvmVIFtxMXYNNG1rByxYtDCwcMjZcqJMNHV50pN1b9lfi3VkFXCGiNJpfi2EkoaHILnpKHiONH81YPDPqdrZs7ZQ17MjkOZYSBdjiRCe58Lr/s1600/LICH+SU+VN+7x10.jpg


Người Việt ta từ ngàn năm xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ là loại chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ. Chữ Việt có trước cả chữ Hán hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt nam đã có những khám phá và còn tiếp tục truy tìm. Cùng với các nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ, Tiệp và nhất là Trung Hoa (Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu) đều khẳng định người Việt đã có chữ viết riêng từ trước kỷ Công nguyên (BC). 
Bộ chữ này lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường. Trên các mặt Trống Đồng và nhiều di vật cổ xưa khác đã được khai quật ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ và rải rác ở vùng cực bắc biên giới Việt Nam, đều có một dạng ký hiệu giống nhau, những hình con nòng nọc là những tự dạng, biểu tượng để ghi chép lại những âm thanh cấu thành từ ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ, bộ chữ Việt cổ ấy dùng để ghi tiếng nói của người Việt từ ngàn xưa

Tuesday, February 2, 2016

THẮC MẮC PHỤNG VỤ

Không được thay câu Tung hô sau Truyền phép bằng câu khác

Hỏi: Trong mùa Giáng sinh..., nhà thờ của chúng con hát câu "Come let us adore him” (Chúng ta hãy đến thờ lạy Chúa) trong phần tung hô ‘Đây là mầu nhiệm đức tin’. Đúng không, thưa cha? Hình như là không đúng. Xin cha giải thích lý do tại sao mọi linh mục không được sử dụng câu thay thế cho tung hô “Đây là mầu nhiệm đức tin” trong mùa Giáng sinh?
D. P., North Andover, Massachusetts, Mỹ.
--------------------------------

WORLD WORLD