Tuesday, May 7, 2013

NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ về TẮC KÈ

Tắc kè là 1 loài động vật rất đặc biệt, nó ăn sâu bọ và giúp cân bằng hệ sinh thái và nó thay đổi da theo môi trường . Tắc kè cũng có giá trị y khoa rất lớn .
********






(Gekko gekko), loài bò sát cỡ trung bình, họ Tắc kè (Gekkonidae). Thân dài, kể cả đuôi khoảng 20 cm; thân phủ vảy rất nhỏ hình nốt sần. Lưỡi rộng, ngắn. Ngón chân có màng da mỏng làm thành giác bám. Mắt có con ngươi có thể mở rộng trong bóng tối. Đẻ 2 lứa trong một năm, mỗi lứa 2 trứng. Trứng bám vào vách cây, nơi kín đáo, sau hơn 3 tháng thì nở. Sống trong hốc cây, ăn sâu bọ. Trước khi đi kiếm ăn buổi tối thường kêu "tắc kè" và lặp lại nhiều lần. Phân bố rộng rãi ở Châu Á. Ở Việt Nam, có từ miền trung du tới miền núi, nhiều nhất ở Nam Trung Bộ. Để làm dược liệu: mổ bụng, bỏ nội tạng, rửa sạch, căng 4 chân và đầu, thân, đuôi trên 3 que tre nhỏ, phơi hay sấy khô. Dùng TK chữa hen suyễn, bổ dương.

***

-----------------------------  
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ TẮC KÈ
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng thỏ có trọng lượng trung bình 2-2,5 kg, chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: uống Gekko-2 trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần, lần cuối uống trước khi chiếu xạ 30 phút, với liều 5 ml/con.

- Nhóm 2: uống nước cất cùng số lượng.


Nguồn xạ được sử dụng là Cobalt-60, phát tia gamma.

Nhóm nghiên cứu đã tiêm hồng cầu gắn đồng vị phóng xạ Cr-51 vào tĩnh mạch thỏ và lấy mẫu máu ở các thời điểm khác nhau (trước chiếu xạ, sau chiếu xạ 40 phút, 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 9 ngày, 12 ngày và 15 ngày). Mục đích của việc làm này là tính và so sánh đời sống của tế bào hồng cầu bằng cách đo hoạt tính phóng xạ.


Kết quả, nửa đời sống hồng cầu ở nhóm 1 giảm 5%, so với 13,5% của nhóm không uống Gekko-2. Trong khi nồng độ glucose ở nhóm 2 tăng mạnh ở thời điểm 2 giờ sau chiếu xạ, giảm mạnh ở thời điểm 3 ngày, thì ở nhóm 1 ít biến động hơn.


Lý giải hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho rằng, chế phẩm Gekko-2 hạn chế đáng kể những tác dụng có hại của xạ trị (tia gamma) như ức chế tủy xương, giảm sản xuất hồng cầu, làm giảm sức bền của màng hồng cầu. Ngoài ra, ở nhóm 2, chiếu xạ còn ảnh hưởng tới tế bào gan, làm giảm quá trình tổng hợp enzym xúc tác phân giải glycogen thành glucose, đồng thời lại ảnh hưởng đến quá trình hấp thu glucose ở ruột non. Glucose tăng ở thời điểm 2 giờ sau chiếu xạ đồng nghĩa với việc giảm tiêu thụ chất này, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của não và các cơ.


Trước đó, Gekko-2 đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ phóng xạ qua các chỉ tiêu về huyết học, miễn dịch trên chuột nhắt trắng. Kết quả nghiên cứu nói trên của hai tác giả Nguyễn Danh Thanh và Nguyễn Xuân Phách một lần nữa khẳng định hiệu quả bảo vệ phóng xạ của chế phẩm này trên động vật. Nhóm nghiên cứu cho rằng, cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giác ảnh hưởng của Gekko-2 trên cơ thể người.

 

Tắc kè (danh pháp: Gecko gecko) là một loài động vật bò sát trong chi Tắc kè, họ Tắc kè. Tên của nó được lấy để đặt cho chi và họ này.
 

Đầu dẹt, hình như hình tam giác, có phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Mắt tắc kè có độ tập trung rất tốt.
Tắc kè có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm, với trọng lượng dao động 150-300 g. Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm.
 

Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.
Đuôi chiếm 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt, có 2 lỗ dưới hậu môn.
Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có).
Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối
 

Họ Tắc kè (hay cắc kè, cắc ké), danh pháp khoa học Gekkonidae, là một họ các loài thằn lằn cổ nhất trong nhóm thằn lằn hiện đại. Chúng sống ở các vùng khí hậu ấm trên khắp thế giới. Tắc kè có có tiếng kêu độc đáo trong các loại thằn lằn, chúng dùng âm thanh để giao tiếp với nhau. Có 1196 loài tắc kè khác nhau. Phần lớn tắc kè không có mí mắt mà có màng trong suốt, được làm sạch bằng cách liếm. Nhiều loài tắc kè xả mùi hôi hoặc phân vào kẻ thù của chúng để tự vệ. Nhiều loài có giác bám dưới các ngón chân cho phép chúng bám vào thân cây, trần và tường nhà dễ dàng.
 

Phân loại
Cận bộ Tắc kè

Họ Pygopodidae, thằn lằn không chân
Họ Dibamidae, thằn lằn mù
Họ Gekkonidae, tắc kè
Phân họ Aeluroscalabotinae
Chi Aeluroscalabotes có 1 loài duy nhất Aeluroscalabotes felinus
Phân họ Diplodactylinae
Chi Bavayia (11 loài)
Chi Carphodactylus (đơn loài)
Chi Crenadactylus (đơn loài)
Chi Diplodactylus (40 loài)
Chi Eurydactylodes (4 loài)
Chi Hoplodactylus (10 loài)
Chi Lucasium (đơn loài)
Chi Naultinus (8 loài)
Chi Nephrurus (11 loài)
Chi Oedura (16 loài)
Chi Phyllurus
Chi Pseudothecadactylus
Chi Rhacodactylus
Chi Rhynchoedura
Chi Saltuarius
Chi Strophurus
Chi Underwoodisaurus
Phân họ Eublepharinae
Chi Coleonyx
Chi Eublepharis
Chi Goniurosaurus
Chi Hemitheconyx
Chi Holodactylus
Phân họ Gekkoninae
Chi Cyrtodactylus
Chi Gehyra, Web-toed Geckos or Dtellas
Chi Gekko, tắc kè thật sự
Chi Hemidactylus
Chi Phelsuma, day geckos, most are đặc hữu của Madagascar.
Chi Phyllodactylus, leaf-toed geckos
Phân họ Teratoscincinae
Chi Teratoscincus (7 loài)
***

----------------------------------
Rượu Tắc Kè
- Tắc kè còn có tên gọi là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới. Tên khoa học là Gekko gekko L họ tắc kè. Bạn đừng nhầm với con thằn lằn (thạch sùng). Nó dài hơn con thằn lằn, đầu, lưng, đuôi đều có vẩy nhỏ nhiều sắc màu từ xanh lá mạ đến xanh rêu. Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận qúi nhất. Nếu bạn bắt nó, nó có thể rụng đuôi rồi mọc lại.

Theo sách cổ thì tắc kè là vị thuốc quí tương đương với nhân sâm. Thường được dùng trong những trường hợp bất lực ở đàn ông. Khi dùng phải dùng 1 đôi (một đực một cái mới công hiệu). Ngoài ra tắc kè còn là vị thuốc bổ phế, dùng để chữa các chứng ho lâu ngày không hết.


Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít.


Cách bào chế:

Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.

Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô.


Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, cho các vị thuốc đã nói ở trên vào,chôn dưới đất 100 ngày (bách nhật) để cân bằng âm dương rồi mới đào lên. Sau đó lọc bỏ bã, cho vào chai thủy tinh, đậy nút kín


Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.

Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.

Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).

***
-----------------------


TẮC KÈ CHỮA ĐƯỢC NHỮNG BỆNH GÌ?

Nhiều người hỏi phải tắc kè có tác dụng bổ dưỡng, chữa được đau lưng, yếu sinh lý và hen suyễn? Điều đó cũng không sai, song phải biết rõ dược tính của nó, sử dụng đúng trường hợp thì mới có ích lợi.


Tắc kè có tên thuốc là Bích hổ hay Cáp giới, tên khoa học Gekko Gekko L. Thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae), bộ Thằn lằn (Lacertilia). Hình dạng Tắc kè giống con thạch sùng nhưng lại to bằng con thằn lằn. Đầu bẹp hơi tam giác, mắt có con ngươi thẳng đứng. Có bốn chân, mỗi chân có năm ngón rời nối với nhau thành hình chân vịt. Đầu lưng và đuôi đều có vẩy nhỏ, thay đổi được nhiều màu sắc. Đuôi dài bằng thân, khi đứt có thể mọc lại được. Tên tắc kè do đặt phỏng theo tiếng kêu của con trống.


Khi dọ tìm được ổ tắc kè, người ta chỉ cần dụ bắt một con đầu tiên thì các con khác sẽ tiếp nối ló đầu ra chịu chung số phận. Muốn dụ Tắc kè, thường buộc một con châu chấu vào một đầu que cùng với một mớ tóc rối. Đưa que vào hốc ổ, một con sẽ ngoạm lấy con mồi liền bị tóc rối vướng vào kẽ răng. Ta chỉ việc lôi ra mà bắt. Khi bắt phải nắm bằng gáy để phòng bị cắn. Tắc kè thu hoach được quanh năm. Song vào mùa hè thu chúng kêu nhiều nên dễ bị phát hiện, nên vào thời gian này cũng chính là lúc bội thu. Khi chế biến cần chú ý quấn đuôi cho đừng rụng, móc bỏ mắt và chặt bỏ 4 bàn chân.


Theo tài liệu cổ, Cáp giới vị mặn, tính ôn, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng tăng lực, bổ phế thận, ích tinh trợ dương, nạp khí. Dùng chữa hư lao, ho có mủ, ho ra máu, hen suyễn, tiêu khát. Người có đờm ẩm mà hen suyễn thì không dùng được bởi hàm lượng đạm cao trong tắc kè sẽ sinh thêm đàm. Do đó để trả lời cho câu hỏi của nhiều người, từ tính chất trên có thể rút ra kết luận: Tắc kè có thể chữa được đau lưng, mệt nhọc, yếu sinh lý và hen suyễn ở thể thận dương hư và phế khí hư. Ngoài ra, các chứng hen suyễn, xuất tinh sớm do thực hoả, thực tích, đàm thấp thì không được dùng.


Để phân biệt rõ hơn các thể bệnh, cần lưu ý các chứng trạng sau đây:


- Thể thận dương hư:

Người có dáng béo bệu hoặc gầy ốm xanh xao, tay chân mát lạnh, ớn lạnh, gặp thời tiết lạnh thì đau nhức, ăn thức mát sống thì tiêu phân sống, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, thỉnh thoảng có phù nhẹ, khó thở, khó ngủ, mắt mờ tai váng…


- Thể phế khí hư:

Người xanh xao, hơi ngắn, làm việc một chút đã mệt mỏi đứt hơi, thường đau ê ẩm hai bả vai, tức ngực , có cơn khó thở, sợ lạnh, sợ tắm, ho dai dẳng có chút ít đàm dạng nhầy hoặc không có đàm, da khô mà lạnh lẽo.


- Thể thực hoả, thực tích, đàm thấp:

Thường thở ồ ồ, lúc kéo đàm lên làm khó thở, người bứt rứt, da nóng, mặt đỏ, táo bón, tiểu vàng hoặc tiểu đục. Ăn nhiều thì kéo đàm khó thở, thường chóng mặt buốt đầu. Thử máu có khi thấy đường, đạm, lipid máu, cholesterol đều cao. Có khi cao huyết áp. Thể này không nên dùng tắc kè hoặc các vị thuốc có tác dụng tương đương như: hải mã, thịt dê, thịt chó, chim sẻ…


NHỮNG PHƯƠNG THUỐC KINH NGHIỆM DÂN GIAN

- Chữa thận dương hư làm đau lưng, nhức mỏi, mệt nhọc, suy nhược thần kinh:

Dùng 1 cặp hoặc 2 cặp tắc kè khô đã chế biến sẵn, mỗi cặp gồm một con trống một con mái. Ngâm vào một lít rượu 350 trong một tuần lễ. Lọc lấy nước trong uống mõi ngày một chung ốc trâu.


- Chữa ho mà ăn uống không được, chóng mặt tay chân nặng mỏi, tụt áp huyết:

Dùng tắc kè khô tẩm rượu sấy lại một đôi, Nhân sâm 20g – cả hai hiệp chung tán bột. Cất trong lọ kín. Mỗi ngày ăn 4g.


- Chữa ho lao, người già ho kèm yếu tim, có đàm khi đặc, khi loãng:

Dùng một đôi Tắc kè khô, Đảng sâm 20g, Sa nhân 20g – tất cả tán bột trộn đều. Thêm nạc táo đỏ, nhãn nhục mỗi thứ 10g quết nhuyễn hiệp chung nhào nặn thành
viên nặng 1g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên nhai và uống nước ấm.







Trần Minh Hiền 
Orlando ngày 6 tháng 5 năm 2013
Theo Đất Việt

No comments:

Post a Comment

WORLD WORLD