LÒNG TÔN SÙNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
- Vài nét lịch sử
- Giáo huấn của Giáo hội
- Đức Thánh Cha Piô XI viết: “Phải chăng Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu tóm lược tất cả đạo giáo của chúng ta và hướng dẫn mọi người đến một cuộc sống hoàn toàn hơn? Đó là những gì dẫn dắt tâm trí chúng ta hiểu biết Chúa Kitô một cách mật thiết, làm cho tâm hồn chúng ta yêu mến Chúa cách nhiệt tình hơn và noi gương Ngài cách trọn vẹn hơn” (Tông thư Haurietis Aquas, số 36).
- Chân phước Gioan Phaolô II quả quyết: “Kề bên Thánh Tâm Chúa Giêsu, trái tim chúng ta sẽ biết được ý nghĩa chân thực và duy nhất của đời người cũng như định mệnh của nó, sẽ hiểu được giá trị của cuộc sống Kitô giáo, sẽ giữ mình thoát khỏi một số những đồi trụy của con tim để luôn liên kết tình yêu hiếu thảo của chúng ta dành cho Thiên Chúa với tình yêu chúng ta nhận được. Và như vậy, chúng ta sẽ thực hiện được sự phạt tạ Chúa đòi hỏi, bù lại những đổ vỡ do ghen ghét và bạo lực gây nên, để xây dựng một nền văn minh xứng với Thánh Tâm Chúa Giêsu” (Insegnamenti, vol IX/2, 1986, trang 843).
Nền tảng thần học
Trái tim thường được coi là “trụ sở của Tình yêu” Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu để nhớ đến: Tình yêu và Lòng Chúa Thương Xót của Thiên Chúa đối với nhân loại qua Ngôi Hai Nhập Thể là Chúa Giêsu
Trong Cựu Ước, tiêu biểu là tiên tri Hôsê: “Khi Ít-ra-en còn non trẻ Ta đã yêu nó, từ Ai Cập Ta đã gọi con ta về. Ta đã tập đi cho Ép-ra-im, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta”. (Hôsê 11, 1-3). “Ta đã lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo chúng. Ta đã xử với chúng như những người nâng niu trẻ thơ, nâng lên áp vào má, Ta cúi xuống mà đút cho chúng ăn” (Hôsê 11,4).
Trong Tân Ước, cách riêng là Thánh sử Gioan: Chúa Giêsu là Ngôi Lời đã làm người, là Con Một của Chúa Cha đã đến trần gian để tường thuật các kỳ công của Thiên Chúa và để mô tả trọn vẹn Tình yêu của Thiên Chúa cho loài người chúng ta – Thật vậy, chỉ có Chúa Giêsu là Con Người duy nhất mô tả chính xác và đầy đủ Tình yêu của Thiên Chúa, vì Ngài là “Hình ảnh trọn vẹn của Thiên Chúa vô hình”. “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy” (Ga 14,9). Chúa Giêsu là chân lý trọn vẹn vì Người mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta – Chóp đỉnh mạc khải của Chúa Giêsu là “cái chết của Người trên Thập giá”, lúc Người biểu lộ trọn vẹn nhất Tình yêu đối với Chúa Cha và Tình yêu đối với nhân loại. Lòng Thương Xót của Chúa đối với người có tội được biểu lộ rõ nét qua các dụ ngôn: Người Cha nhân hậu (Lc 15,11-32), Con chiên lạc (Lc 15,4-7), Người trộm lành (Lc 23,39)…
Ai muốn chiêm ngắm Tình yêu của Thiên Chúa, hãy nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh, nhìn lên Đấng mà tội lỗi của chúng ta đã đâm thấu, nhìn lên cạnh sườn bị lưỡi đòng đâm thâu, từ đó có máu và nước chảy ra (Ga 19,34). Máu là biểu tượng của sự sống mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta qua cái chết cứu độ của Người: Chúa đã chết để chúng ta được sống. Nước tượng trưng cho Thần Khí thanh tẩy và thánh hóa chúng ta, Phép rửa của Thần Khí là sự sống của Thiên Chúa, là Hơi thở của Chúa.
Đáp trả Tình yêu của Thánh Tâm Chúa Giêsu
Hãy nhìn ngắm Trái tim cực thánh của Chúa Giêsu, một Trái tim đầy tràn ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa là Thánh Thần, đầy tràn sức sống là Thần Khí của Thiên Chúa. Chúa Cha đã dùng Tình yêu và Sức sống đó mà làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngài đã Phục Sinh, chiến thắng tội lỗi và sự chết, chiến thắng mọi ác thần và quyền lực chúng. Chúa Giêsu đã trở thành “Vua Tình yêu”. Tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là để cho Tình yêu Phục Sinh lên ngôi, để cho Tình yêu của Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn, trong gia đình, trong Giáo hội và Xã hội. Thiên Chúa trên hết. Tình yêu trên hết.
Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta đi vào tâm tình của Ngài, hòa vào mạch sống yêu thương của Ngài, là chấp nhận hy sinh, sự mất mát, sự chết cho anh chị em đồng loại được sống và được hạnh phúc.
Hãy trở nên người yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsu: Tsukamôtô là một nhà nho Nhật Bản, rất uyên thâm, có óc thực tế và thích tìm hiểu – Ông nhặt được một tượng Trái tim Chúa Giêsu từ trong đống tượng – Ông ngẫm nghĩ và tự hỏi tại sao người công Giáo tạc tượng này có trái tim lộ ra ngoài. Trời đã về khuya mà ông vẫn còn ngồi bất động với tượng Trái tim trước mặt. Mãi đến một giờ sáng, ông mới thở ra nhẹ nhõm, khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dòng chữ này: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”. Rồi ông đặt tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu trên bàn làm việc của ông cách kính cẩn. Khi có người bạn đến chơi, ông giải thích: Đối với thiên hạ, tha nhân bên ngoài thì hữu tâm, còn đối với bản thân mình thì vô tâm.
Dịp lễ Mừng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu biết quên mình mà yêu thương tha nhân, nhất là yêu thương người nghèo khổ, bị bỏ rơi, và yêu thương người có tội như Chúa Giêsu đã yêu thương và phục vụ mọi người.
Hãy nhìn ngắm Trái tim cực thánh của Chúa Giêsu, một Trái tim đầy tràn ngọn lửa yêu thương của Thiên Chúa là Thánh Thần, đầy tràn sức sống là Thần Khí của Thiên Chúa. Chúa Cha đã dùng Tình yêu và Sức sống đó mà làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngài đã Phục Sinh, chiến thắng tội lỗi và sự chết, chiến thắng mọi ác thần và quyền lực chúng. Chúa Giêsu đã trở thành “Vua Tình yêu”. Tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là để cho Tình yêu Phục Sinh lên ngôi, để cho Tình yêu của Thiên Chúa ngự trị trong tâm hồn, trong gia đình, trong Giáo hội và Xã hội. Thiên Chúa trên hết. Tình yêu trên hết.
Lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta đi vào tâm tình của Ngài, hòa vào mạch sống yêu thương của Ngài, là chấp nhận hy sinh, sự mất mát, sự chết cho anh chị em đồng loại được sống và được hạnh phúc.
Hãy trở nên người yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsu: Tsukamôtô là một nhà nho Nhật Bản, rất uyên thâm, có óc thực tế và thích tìm hiểu – Ông nhặt được một tượng Trái tim Chúa Giêsu từ trong đống tượng – Ông ngẫm nghĩ và tự hỏi tại sao người công Giáo tạc tượng này có trái tim lộ ra ngoài. Trời đã về khuya mà ông vẫn còn ngồi bất động với tượng Trái tim trước mặt. Mãi đến một giờ sáng, ông mới thở ra nhẹ nhõm, khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dòng chữ này: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”. Rồi ông đặt tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu trên bàn làm việc của ông cách kính cẩn. Khi có người bạn đến chơi, ông giải thích: Đối với thiên hạ, tha nhân bên ngoài thì hữu tâm, còn đối với bản thân mình thì vô tâm.
Dịp lễ Mừng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta hãy noi gương Chúa Giêsu biết quên mình mà yêu thương tha nhân, nhất là yêu thương người nghèo khổ, bị bỏ rơi, và yêu thương người có tội như Chúa Giêsu đã yêu thương và phục vụ mọi người.
Source: http://ltxcvntls.clicforum.com/
LỊCH SỬ THÁNG
SÙNG KÍNH THÁNH TÂM TRONG GIÁO HỘI.
THẾ KỶ 17.
Có thể coi lịch sử lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với con người, bắt đầuxuất hiện từ thế kỷ 17 với công khởi xướng của thánh Gioan Eudes (1680) tại Pháp. Những lời giảng dạy và thánh lễ đầu tiên được thánh nhân cử hành ngày 20.10.1672.
Năm 1673, chính Chúa Giêsu hiện ra với thánh nữ Margarita Maria Alacoque tại tu viện Thăm Viếng ở Parayle Monial và trao cho chị việc truyền bá lòng tôn sùng Trái Tim Người. “Trái Tim đã yêu dấu loài người quá bội.”
Mỗi lần Chúa hiện ra cùng thánh nữ Magarita, Chúa đều tỏ ra ý Người muốn là hàng năm dành một lễ riêng để tôn thờ Trái tim Chúa. Tháng Sáu năm 1675, Chúa tỏ điều ấy rõ ràng hơn. Bà thánh kể lại:
“Năm 1675, đang khi tôi chầu Mình Thánh, Chúa tỏ lòng thương yêu tôi lắm, và tôi cũng thấy lòng cháy lửa kính mến Người.
Người bảo tôi: ” Con muốn tỏ lòng kính mến trả ơn Cha, thì hãy làm việc cha đã bảo con nhiều lần, vì chẳng có việc nào cha ước muốn bằng việc ấy. Cha đã quá thương yêu người ta, nhưng người ta không những chẳng báo ơn Cha, lại có nhiều kẻ bội bạc làm hư phép Mình Thánh và xúc phạm đến cha vì thế Cha muốn mỗi năm dành riêng một lễ tôn thờ Trái Tim Cha. Ngày ấy những ai có lòng mến Cha hãy rước lễ đền tội những người phạm đến Cha trong phép Mình Thánh . Cha hứa sẽ ban nhiều ơn cho những ai sốt sắng mừng và khuyên bảo người ta mừng lễ ấy”.
Thánh nữ Magarita đã cậy nhờ các bề trên trong giáo hội xin tòa thánh lập lễ ấy. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chống đối của chị em trong tu viện. Nhưng thánh ý Chúa quan phòng. Vì thế năm 1686, tức gần 13 năm sau ngày chị thánh Margarita Maria Alacoque được nhìn thấy Thánh Tâm Chúa Giêsu, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lần đầu tiên được tổ chức tại tu viện Thăm Viếng theo nguyện vọng của chị.
Đức giáo hoàng Innocentê đang cai quản giáo hội, ưng nhận việc đó, nhưng người muốn để các giám mục các giáo phận lập lễ ấy trước trong giáo phận mình, rồi tòa thánh sẽ ấn định sau.
THẾ KỶ 18.
Đầu thế kỷ 18, thánh Louis Marie Grignion de Monfort đã rao giảng, truyền bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu tại miền tây nước Pháp. Việc tôn sùng này, cùng với ảnh hưởng của thánh Louis Marie Grignion, dần dần lan ra khắp Giáo Hội.
Năm 1765, Đức Thánh Cha Clémente XIII đã khích lệ phong trào sùng kính Thánh Tâm này.
THẾ KỶ 19.
Sang thế kỷ 19, lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã đi vào lòng người, đã nở rộ khắp nơi. Thế kỷ này được mệnh danh là thế kỷ của lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chính dưới triều Đức Piô IX, vào năm 1856, theo sự thỉnh cầu của các giám mục Pháp, ngài đã cổ võ lòng tôn sùng Thánh Tâm trên toàn thế giới.
Việc truyền bá lòng tôn sùng này được thuận lợi hơn khi các tu sĩ dòng Tên khởi xướng mạnh mẽ phong trào đạo đức mang tên “Tông đồ cầu nguyện.”
Kinh cầu Thánh Tâm ra đời (Đức Leô XIII phê chuẩn ngày 02/4/1899), số các tín hữu tham dự thứ sáu đầu tháng gia tăng, nhiều dòng tu dưới cờ hiệu Trái Tim Chúa Giêsu xuất hiện tại Pháp, rồi tại các miền khác trên thế giới, đã minh chứng hùng hồn cho sự phát triển lòng tôn sùng này.
Những cuộc dâng hiến cho Thánh Tâm Chúa: con người, gia đình, hội dòng, giáo phận… được nhân lên. Sau đó, lòng tôn sùng này đi thêm một bước nữa, đó là dâng hiến cho Thánh Tâm quê hương xứ sở mình, mà Bỉ là nước đầu tiên thực hiện năm 1869, tiếp theo là Pháp năm 1873.
Vào khoảng cuối thế kỷ, năm 1899, với thông điệp Annum Sacrum, thông điệp đầu tiên nói về lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, xác định những cơ sở thần học của tôn sùng này, Đức Leô XIII đã chính thức thiết lập lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào thứ sáu tuần thứ ba sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, (tức thứ sáu sau lễ Mình và Chúa Kitô), đồng thời khích lệ, cổ võ việc rước lễ thứ sáu đầu tháng. cũng vào cuối năm 1899, Đức Thánh Cha Lêô XIII long trọng hiến dâng vũ trụ cho Trái Tim Chúa Giêsu.
THẾ KỶ 20.
Tiếp nối truyền thống tốt đẹp trên đây, vào những năm đầu hậu bán thế kỷ 20, Công đồng Vatican II khuyên dạy: Phải cố gắng cổ võ các việc đạo đức đã được tập quán đáng kính của Giáo Hội khuyên là và Giáo Hội đã dành trọn tháng sáu hàng năm để tôn kính cách đặc biệt tình yêu thương của Thiên Chúa thể hiện nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.
DIỄN TIẾN QUA VIỆC CỔ VŨ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Hầu hết các vị Giáo hoàng từ Đức Innocent XII (1691-1700) đã tôn sùng và cổ súy cho việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa.
· Năm 1765 Đức Clêmentê XIII (1758 -1769) chuẩn y cho các Giám Mục Ba Lan và Hội Huynh Đệ Thánh Tâm ở Rôma được thiết lập một lễ kính Thánh Tâm Chúa.
· Năm 1794 trong Sắc thư Auctorem Fidei, Đức Piô VI (1775-1799) đã chính thức chuẩn nhận việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa, vì Thánh Tâm Chúa được kết hợp nhị tính (hai bản tính) với Thiên Chúa, nên đáng được phụng thờ.
· Năm 1856, Đức Piô IX (1746 – 1878) nới rộng việc cử hành lễ Thánh Tâm, ngày thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ kính Mình Thánh Chúa, cho toàn thể Giáo hội và như thế đã thực hiện lời thỉnh cầu của Thánh Tâm Chúa qua nữ Thánh Margarita Maria Alacoque.
· Năm 1899 Đức Lêo XIII (1878-1903), qua Thông Điệp Annum Sacrum, nhìn nhận việc tôn thờ Trái Tim Chúa là “một việc đạo đức hảo hạng”. Ngài muốn kiện toàn công việc này bằng cách tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa và Ngài hy vọng việc tận hiến này đem lại cho nhân loại những ơn ích phi thường trường cửu cho nhân loại.
Việc này được Đức Piô X (1914-1922) ban lệnh phải thi hành hàng năm.
“Việc tôn thờ Trái Tim cực Thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về TÌNH YÊU THIÊN CHÚA. Bởi vì Tình Yêu vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các Linh Hồn, các gia đình và các Quốc Gia”.
· Năm 1925, Đức Piô XI với Thông Điệp Quas Primas thiết lập lễ Chúa Kitô Vua như một hệ luận của việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa. Năm 1928 Ngài ra Thông Điệp Miserentissimus Redemptorđặt nền tảng cho việc đền tạ đối với Thánh tâm Chúa, một việc mà mọi giáo hữu phải làm trong tình yêu thương Thiên Chúa.
· Đức Piô XI (1922-1939) nhận xét: “Lòng sùng kính Thánh Tâm là một phương dược phi thường cho những nhu cầu ngoại thường của thời đại chúng ta”.
(Trong văn kiện Caritate Christi compulsi, 03/05/1932).
· Năm 1947, Đức Piô XII (1939-1958) nhấn mạnh đến sự liên kết mật thiết giữa việc Tôn Thờ Trái Tim Chúa và Phụng Vụ Thánh trong Thông Điệp Mediator Dei. Năm 1956, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm việc nới rộng lễ kính Thánh Tâm Chúa cho toàn thế giới, Đức Piô XII viết Thông Điệp Haurietis Aquas về bản tính việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa và trình bày nền tảng tín lý của việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong Kinh Thánh và Thánh truyền, mời gọi mọi tín hữu hãy học hỏi, suy gẫm và thực hành “quà tặng vô giá này”.
Ý nghĩa thâm sâu của việc tôn sùng Thánh Tâm là:
“Lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu” Pio XII
Nếu lòng thảo mến, vâng phục và hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng luôn là một trong những dấu chỉ chắc chắn của đức tin Công Giáo chân chính, thì bất cứ tín hữu Công Giáo nào cũng phải quan tâm đến việc sốt sắng thực hiện lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thực vậy, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được tất cả các Đức Giáo Hoàng trong lịch sử Giáo Hội chấp nhận và cổ võ hết lòng với tất cả sự cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm và ý hướng bảo vệ sự tinh ròng của Đức Tin Công Giáo.
Để nhấn mạnh đến tính cách hết sức cần thiết và thích hợp của lòng sùng kính Thánh Tâm trong thời đại hiện nay, ở đây chúng ta chỉ nhắc lại nhận định và lời cổ võ của các vị Giáo Hoàng cận đại đối với lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đức Piô XII (1939-1958) đã khẳng định: “Lòng sùng kính Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu quan trọng đến nỗi khi được thực hành đúng đắn có thể được coi như sự tuyên xưng đức tin Kitô giáo cách hoàn hảo. Nó không phải chỉ là một hình thức đạo đức bình thường mà ai nấy tùy ý thực hiện như thể không có hiệu quả gì hay bỏ qua một bên như là thua kém các việc đạo đức khác”. (Trong Thông Điệp Haurietis Aquas, 15/05/1956).
· Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), vị Giáo Hoàng đã có công triệu tập Công Đồng Chung Vaticanô II, tâm sự trong Tâm Hồn Nhật Ký của ngài: “Mỗi lần tôi nghe ai nói về Thánh Tâm Chúa Giêsu hay về Bí Tích Thánh Thể, tôi cảm thấy một niềm vui khôn tả. Đấy là những lời gọi mời yêu thương của Chúa Giêsu Đấng hết lòng muốn tôi ở đó tại nguồn của mọi sự thiện hảo, Thánh Tâm của Ngài, đang đập một cách mầu nhiệm sau tấm màn Thánh Thể. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã lớn lên với tôi trong suốt cuộc đời tôi. Tôi muốn phụng sự Thánh Tâm hôm nay và mãi mãi. Chính Trái Tim Chúa Giêsu là nơi tôi phải hướng đến để tìm ra giải đáp cho mọi vấn nạn của tôi. Tôi muốn lòng sùng kính Trái Tim Người, ẩn dấu trong Bí Tích Tình Yêu, là thước đo tất cả sự tiến bộ tâm linh của tôi. Tôi quyết tâm không để mình ngơi nghỉ cho đến khi tôi có thể thực sự nói rằng tôi đã được tan hòa trong Trái Tim Chúa Giêsu”.
· Đức Phaolô VI (1963-1978), vị giáo hoàng đã được đắc cử đúng vào Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 21/06/1963 và đã góp phần hoàn tất Công Đồng Chung Vaticanô II cách tốt đẹp, nêu lên tính cách hợp thời của lòng sùng kính Thánh Tâm như sau: “Lòng sùng kính Thánh Tâm là phương thế hữu hiệu nhất để đóng góp vào việc canh tân tâm linh và luân lý của thế giới như Công Đồng Vaticanô II đã kêu gọi”. (Diễn văn trước Tổng Công Nghị Lần 31 của Dòng Tên).
LỜI CHA CHUNG NHẮN NHỦ
Đức Phaolô VI trong Huấn dụ về "Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu" được ban hành ngày 6/2/1965 để kỷ niệm 200 năm thành lập Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngài viết:
"Sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là việc rất cao quý và ĐẶC BIỆT CẦN THIẾT cho thời đại này. Ta ước mong việc này được tổ chức với Nghi thức Phụng Vụ để phát triển mỗi ngày mỗi rộng lớn hơn, hầu cho mọi Kitô hữu được say sưa lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa và nhờ đó được đổi mới về mọi phương diện. Việc tôn sùng này cốt yếu là kính thờ Chúa Giêsu một cách xứng đáng và đền tạ Thánh Tâm Chúa về tội lỗi của ta".Roma ngày 6/2/1965/ ĐGH Phaolô VI
Năm 1980 ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II đã đến Paris viếng thăm
VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU.
** NGÀI Đã Nói Với Các Vị Tham Dự Đại Hội Toàn Quốc : “Chúng ta đang ở tại Montmartre, trong Đền Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, hôm nay là mùng một tháng sáu, ngày thứ nhất của tháng 6 được dâng lên Chúa, để suy niệm và cung ngắm TÌNH YÊU ĐỨC KITÔ được biểu lộ qua Trái Tim Chí Thánh của Ngài.
Cha rất hân hoan đến tham dự ngày kết thúc buổi cầu nguyện này, giữa anh chị em tín hữu đã tập họp nơi đây, vì lòng mến THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU, để cầu nguyện trước Bí Tích Mình Thánh Chúa.
Chúng ta hãy thực hiện Thông Điệp, mà từ Phúc Âm của Thánh Gioan Tông Đồ đến PARAY- LE –MONIAL (Là nơi Chúa đã hiện ra với nữ tu Margarita Maria Alacoque hằng kêu mời chúng ta đi vào MẦU NHIỆM TÌNH YÊU của Ngài.
Đức Gioan-Phaolô II viết những bài suy niệm sâu sắc nhiệt liệt cổ vũ việc Tôn sùng Thánh Tâm :
“Con đang sống giữa những thớ thịt bị tàn phá bằng tội lỗi. Vậy, tiên vàn, con hãy trở nên tế bào lành mạnh, được nuôi dưỡng dồi dào bằng Máu Châu Báu của Trái Tim Chúa, là ơn Thánh. Hơn nữa, bằng những phương thế hữu hiệu nhất của con và bằng lòng quảng đại của con đối với các linh hồn ốm yếu, con hãy ra sức chữa các tế bào khô héo, bằng cầu nguyện, hy sinh và phạt tạ. con sẽ dốc quyết phục sinh những người ốm yếu và xấu ở quanh con.
Như vậy, con thực sự cộng tác vào việc tái sinh những tế bào đang đau bệnh của thân mình Mầu Nhiệm. Và nhờ đó chúng ta sẽ có thể cùng nhau trình lên Chúa Cha, và Người đang ở trên trời, một nhân loại rất tốt lành, bởi vì một khi chúng ta mật kết với Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta đã và sẽ hoạt động trong công trình đem lại sự sống cho nhân loại và canh tân nhân loại này. (John Pall II (1978 - 2005)
Đức Benedicto XVI theo gương những vị tiền nhiệm, cũng đã phản ảnh sự quan tâm của mình trước hiện tượng thiếu thốn tình thương của con người ngày nay bằng thông điệp đầu tiên của ngài mang tựa đề “Deus Caritas Est” – Thiên Chúa là Tình Thương.
Hơn 1 năm trên ngôi giáo hoàng, Đức Biển Đức XVI qua những bài giảng thuyết, và qua những việc làm của mình, và đặc biệt qua thông điệp Deus Caritas Est, ngài đã được tặng danh hiệu “Giáo Hoàng của Tình Yêu”.
Thông điệp Deus Caritas Est không phải chỉ là một áng văn tuyệt mỹ, hay những từ ngữ làm ấm lòng người. Trên tất cả, nó là thực thể rõ ràng và là một đòi hỏi cần được đáp trả từ phía con người đối với tình yêu Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắc lại lời Thánh Tông Đồ Gioan: “Nếu ai nói rằng mình kính mến Thiên Chúa, mà lại ghét bỏ anh chị em mình, người đó là người nói dối. Vì anh chị em là những người mà nó có thể nhìn thấy mà còn không yêu, làm sao nó có thể yêu Thiên Chúa là Đấng nó không nhìn thấy được” (1 Gioan 4:20).
Và ngài đã diễn nghĩa: “Sợi dây ràng buộc chặt chẽ giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân phải được nhấn mạnh. Cả hai đều liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi có thể nói rằng chúng ta nói mình yêu mến Thiên Chúa sẽ trở thành những lời nói láo, nếu chúng ta đóng cửa lòng mình lại đối với tha nhân hoặc ghét bỏ họ. Lời Thánh Gioan cần được diễn giải trong ý nghĩa là tình yêu tha nhân là con đường dẫn tới sự gặp gỡ Thiên Chúa, và rằng nhắm mắt lại trước tha nhân cũng có nghĩa là nhắm mắt lại đối với Thiên Chúa”. Theo Đức Thánh Cha, chúng ta có thể nắm bắt được tình yêu Thiên Chúa bằng cách đáp trả bằng tình yêu của chúng ta đối với những người chung quanh, đặc biệt, những ai đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Lòng sùng kính chúng ta dành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu không gì hơn là tự giới hạn những nhu cầu và đòi hỏi ích kỷ cá nhân, chấp nhận hy sinh để tăng trưởng tình yêu. Hãy ra đi, hãy vào đời, hãy gặp gỡ và giúp đỡ những người đang cần đến tình yêu của chúng ta. Xúc phạm đến những ngưòi này, hay coi thường họ là gây thương tích cho Thánh Tâm Chúa. Vì trong Trái Tim ấy cũng có những chỗ đứng trang trọng cho những người này.
“Đây là trái tim”, Chúa Cứu Thế cũng đang muốn nói với tất cả chúng ta những lời này ngay hôm nay và trong lúc này. Đời sống là một tặng ân tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa trao tặng mỗi người chúng ta. Hãy đọc và hiểu biết tình yêu Thiên Chúa như thế nào qua Thánh Tâm Chúa Giêsu, và hãy đáp trả một cách xứng đáng tình yêu ấy.
Nền tảng Kinh Thánh cho việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đó là đoạn những Tin Mừng Ga 19,31-37, về việc xảy ra sau khi Chúa Giêsu chết trên cây thập giá:
"Một người lính đã lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Người, và lập tức có máu cùng nước chảy ra".
Một đoạn Tin Mừng khác cũng không thể bỏ qua là Mt 11, 25-30 về mạc khải rất quý báu: "Hết thảy những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến cùng Ta và Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của Ta và học cùng Ta vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng...".
Để chuẩn bị tinh thần bước vào tháng Tôn Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu Vua Tình Yêu. Kính mời toàn thể quý Đoàn viên GĐPTTTVN cùng lắng đọng tâm hồn để khám phá ra tình Chúa yêu ta với những dòng nhật ký của Thánh Nữ Margarita Maria Alacoque, và sự mong đợi ta đáp trả lại tình yêu đó khẩn thiết như thế nào ?
GĐPTTT GIÁOPHẬN SAIGON
Ban tuyên Huấn
Biên tập 2009
No comments:
Post a Comment