CHIA SẺ để SỐNG ĐẠO
----------------------------
Con
là 1 GLV trong quá trình soạn bài giảng con gặp rất nhiều
thắc mắc, xin giải đáp giúp con 2 câu hỏi sau được không ạ. Nếu
câu hỏi đã trùng với những bài đăng trước, xin vui lòng nhắc
lại, vì con chưa cập nhật hết được các số phát của trang.
1.
Trong 7 bí tích mà Chúa Giêsu thiết lập có bí tích sức dầu
bệnh nhân, con muốn hỏi Chúa đã thiết lập khi nào. Vì con không
thấy kinh thánh nhắc tới cụ thể như những bí tích khác.
2. Như ta được biết thì có 2 thứ Ơn Chúa
1. là ơn thánh hoá có tính cách thừơng xuyên
2.
là ơn trợ giúp tùy hoàn cảnh. Ơn thứ 2 thì con hiểu rồi, còn
ơn thứ nhất con khôg hiểu rõ lắm. Vì Ơn Thánh Hóa là ơn được
làm con Thiên Chúa và ơn này chỉ được ban 1 lần duy nhất qua bí
tích rửa tội vậy tại sao nói "có tính cách thường xuyên"
được?
Con xin cám ơn! – NTTA
----------------------------------------
++++++++++++++++++++
Chào bạn NTTA.
Xin trả lời Bạn N-T-T-A 2 câu hỏi nêu trên như sau:
1. Ơn Thánh hoá
Giáo
lý dạy rằng, Ơn thánh hoá là sự sống của Chúa Ba Ngôi thông ban cho ta
làm cho ta giống Chúa Kitô nên con hiếu thảo và đáng được hưởng gia
nghiệp với người trên trời. Nhưng khi ta phạm tội trọng thì tạm thời
ngừng, không còn hay mất ơn thánh hoá. Ta phải lãnh Bí tích giải tội hay
ăn năn tội cách trọn (khi không thể lãnh Bí tích ấy) đề LẤY LẠI ƠN (đã
được) THÁNH HÓA khi trở nên con cái Chúa thực sự qua bí tích Rửa Tội
(không phải Chúa sẽ ban một ơn thánh hóa khác… như một món đồ vật thứ
hai trên đời).
Nói Ơn thánh hoá "có-tính-cách-thường-xuyên"
(constant supernatural quality) vì không bị hạn chế về thời gian hay
không gian, phải hiểu là rất dễ dàng. Tạm lấy ví dụ không phải chờ đợi
hay gặp chuyện khó dễ, đòi hỏi nhiều điều kiện thủ tục phức tạp như khi
ta đi xin chứng giấy tờ hay làm thủ tục hành chánh ngòai xã hội…
Thật thế, TC thường xuyên, luôn luôn hay không ngừng việc ban ơn cho ta, một khi ta sẵn long mở rộng để đón nhận.
2. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
Trong
Cựu ước, bệnh tật thường được coi như thử thách lớn lao khiến người ta
phải nổi loạn, nhưng trong bệnh tật người ta có thể nhận ra bàn tay của
Chúa. Các ngôn sứ cũng coi bệnh tật không nhất thiết là lời nguyền rủa,
cũng không luôn là kết quả do tội cá nhân.
Tuy nhiên người chịu
đau khổ của mình cách kiên nhẫn cũng có thể giúp người khác kiên nhẫn
như vậy. Cần phải được ứng nghiệm lời Tiên tri Isaia: Người đã mang lấy
các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta. (Mt 8,17)
Trong
khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu có bày tỏ tình thương đặc biệt đối
với những người bé nhỏ, nghèo khổ, tội lỗi, các bệnh nhân. Nhiều lần
Chúa Giêsu đã chữa cho những người bệnh tật, đau yếu phần xác, Ngài còn
chữa lành cho những người đau yếu phần hồn qua việc ban lời tha tội (x.
Ga 5: 14).
Chúa Giêsu nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc,
người đau ốm mới cần. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà
để kêu gọi người tội lỗi." (Mc 2:17)
Vào thời đó, nhiều những
bệnh nhân là những người tìm cách đến gần Chúa Giêsu; họ cố gắng tìm
cách chạm đến Chúa vì có một sức mạnh phát xuất từ Người, và Người chữa
lành cho mọi người (Lc 6:19).
Sau này, khi sai các tông đồ đi rao
giảng Tin Mừng, Chúa chỉ dặn các tông đồ đặt tay chữa lành các bệnh
nhân (x. Mt 10: 8; Mc 16: 17-18).
Các tông đồ đã thực hành lời dặn này. Các tông đồ đã xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh. (x. Mc 6: 12-13).
Trong
Hội Thánh sơ khai, thánh Gia-cô-bê tông đồ cũng đã lưu ý mọi người về
Bí tích Xức dầu: “Ai trong anh em đau yếu ư? Hãy mời các kỳ mục của Hội
Thánh đến. Họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh
Chúa” (x. Gc 5: 13-16).
Tóm lại, Chúa Giêsu không tuyên bố rõ
như khi Ngài lập bí tích Thánh Thể, nhưng qua việc làm và lời căn dặn
của Đức Kitô nêu trên được trích ra trong KT, đặc biệt dựa trên thư
Giacôbê trên, Chúa qua tay GH đã lập và ban bí tích Xức dầu để ban ơn
nâng đỡ các bệnh nhân về phần xác cũng như phần hồn.
Hy vọng các trả lời này giúp bạn hiểu hơn về Ơn thánh hóa và nguồn gốc Bí tích Xức Dầu Bệnh nhân.
--------------------------------
HHđSĐ
No comments:
Post a Comment