Chầu Thánh Thể là gì?
Từ ngữ “chầu” thường được dịch từ chữ
adoration, adorer trong tiếng Pháp với nghĩa là tôn thờ, thờ lạy
1. Phải hiểu thế nào về từ ngữ “Chầu
Thánh Thể”?
Từ ngữ “chầu” thường được dịch từ chữ
adoration, adorer trong tiếng Pháp với nghĩa là tôn thờ, thờ lạy.
Thực tế, tôn thờ cũng mang ý nghĩa là
hết lòng kính trọng, là yêu tha thiết, chẳng hạn như thờ chồng, thờ ông bà tổ
tiên, adorer le café, hay như trong một bài hát “… em tôn thờ anh suốt đời”.
Đúng ra, chỉ có Chúa là Đấng chúng ta phải tôn thờ bái lạy (độc tôn, latrie).
Giáo Hội còn dạy chúng ta phải tôn thờ Thiên Chúa và những gì liên hệ đến chính
Chúa như: Thánh Giá Chúa (chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa), Danh Thánh Chúa
(khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu mọi vật phải bái quỳ)…
Với Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta tôn
thờ, sùng kính, bái lạy, vì với niềm tin của Giáo Hội từ 2000 năm qua, Chúa
Giêsu vẫn hằng sống, vẫn luôn hiện diện cách bí nhiệm và thực sự trong Thánh
Lễ, nơi bánh rượu được truyền phép.
Ngoài ra, việc chầu Thánh Thể thường
kèm theo tâm tình đền tạ. Để đền bù những xúc phạm do tội lỗi của thế giới gây
nên. Trong lịch sử Giáo Hội, đã có những phong trào chầu phạt tạ. Cha Eymard,
tổ phụ dòng Thánh Thể từ thuở bé và rất lâu về sau cũng đã chịu ảnh hưởng và
rất mộ mến những việc đạo đức này, cho nên linh đạo (spiritualité) của ngài lúc
đầu là “chết cho Chúa”. Nhưng về cuối đời, cha mới hiểu ra là cần phải “sống
cho Chúa”, nghĩa là nên giống Chúa, đến với Chúa, đi theo Chúa không chỉ bằng
con đường hãm mình phạt tạ mà còn là gặp gỡ tươi vui. Bởi vậy, việc sùng kính
Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài ý đền tạ, cần phải có những tâm tình khác tích cực
hơn, đó là tâm tình yêu mến tôn thờ, là cảm tạ ngợi khen, và tin tưởng cầu xin.
Nói cách khác, “chầu” đây chính là cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể, ở
trước, ở với Chúa Giêsu Thánh Thể, kết hợp thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể,
là thân thưa với Chúa những tâm tình của con người, là có Chúa hiện diện sống
động bên cạnh mình. Đó chính là thiên đàng ở trần gian.
2. Bằng Đức Tin, đáp lại sự hiện diện
của Chúa trong Thánh Thể:
Chúng ta nghe đến rất nhiều phép lạ về Chúa Giêsu Thánh Thể. những phép lạ ấy chứng thực lời Chúa Giêsu nói “Thịt tôi thật là của ăn và máu tôi thật là của uống” và Người hiện diện thực sự nơi bánh rượu được truyền phép mà người Kitô hữu vẫn lãnh nhận. Người có thực sự trong Bí Tích Thánh Thể để chúng ta yêu mến tôn thờ.
Chúng ta nghe đến rất nhiều phép lạ về Chúa Giêsu Thánh Thể. những phép lạ ấy chứng thực lời Chúa Giêsu nói “Thịt tôi thật là của ăn và máu tôi thật là của uống” và Người hiện diện thực sự nơi bánh rượu được truyền phép mà người Kitô hữu vẫn lãnh nhận. Người có thực sự trong Bí Tích Thánh Thể để chúng ta yêu mến tôn thờ.
Với niềm tin chân thành và sống động
của người Kitô hữu, chúng ta không cần phải xin Chúa làm phép lạ để chúng ta có
thể trông thấy hình dáng thực sự của Thịt và Máu Chúa. Nhưng quan trọng và tích
cực hơn, chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể với tất cả các ý thức, với tất
cả xác tín và nhất là với tất cả niềm mến yêu đối với Đấng đã trao nộp mình, đã
đổ máu đào để cứu độ, để yêu thương chúng ta. Chính Đấng là Con Thiên Chúa ấy
đã sống lại, Người vẫn đang sống, đang ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Là người Kitô hữu, để đón nhận Chúa
trong cuộc đời, điều cần nhất không phải là cảm giác, không phải là những gì
chúng ta cảm thấy nhưng là Đức Tin, một ân ban của chính Chúa. Là Kitô hữu,
chúng ta cũng là người Tín Hữu, những người tin, tin Chúa hiện diện trong cuộc
đời chúng ta qua tha nhân, qua Lời Chúa và cách đặc biệt qua các Bí Tích, nhất
là Bí Tích Thánh Thể. Giáo lý Công Giáo cũng dạy chúng ta rằng các Bí Tích được
gọi là Bí Tích Đức Tin, vì chỉ có Đức Tin chúng ta mới gặp gỡ được Chúa trong
các Bí Tích và lòng tin của người Kitô hữu càng gia tăng khi họ lãnh nhận các
Bí Tích cách chân thành.
Nhiều người bảo rằng tôi chẳng cảm thấy
gì hay chẳng thấy sốt sắng tí nào khi dự Thánh Lễ hay khi lãnh nhận các Bí Tích
hoặc khi cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Các vị thánh cũng đã thường ở
trong những trường hợp như thế. Đó là “những đêm tối của lòng tin” như thánh
Têrêsa Avila đã từng gặp. Đó là cái thách đố của đức tin. Chính Chúa muốn dẫn
dắt chúng ta trong đêm tối hay những cơn thử thách này. Có những vị thánh hay
có những người giáo dân trong ngày hoạt động tông đồ mệt mỏi rồi, tối vẫn dành
một hay nhiều giờ trước Thánh Thể, và họ chỉ biết ngủ gà ngủ gật. Chúng ta đến
với Chúa, cách riêng Chúa Giêsu trong Thánh Thể bằng lòng tin chân thành vững
chắc và chúng ta cũng đến với Người bằng cả con người và thân xác yếu hèn của
mình.
Thánh Phêrô Giulianô Eymard, vị sáng
lập dòng Thánh Thể khi người được phong thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan 23 đã long
trọng tuyên bố: “Trong các vị tôn sùng Thánh Thể, chân phước Eymard đứng hàng
đầu”, là “vị thánh của Thánh Thể”, nhưng chưa lần nào cha Eymard được
Chúa Giêsu hiện ra hay được trông thấy phép lạ Thịt và Máu Chúa. Người gọi cuộc
đời mình là một “hành trình đức tin”. Ngay từ lúc mới năm tuổi, người đã biết
truyện vãn thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể như đang gặp một con người sống
động. Có thời gian cha đã đục một mảng tường của căn phòng bên cạnh nhà nguyện
để nhìn thấy Chúa Giêsu Thánh Thể rõ hơn, nhưng đó chỉ là Chúa Giêsu của đức
tin – một đức tin sống động – chứ không phải là của con mắt của giác quan.
3. Những tâm tình khi cầu nguyện trước
Chúa Giêsu Thánh Thể:
Về phương diện lịch sử thì việc tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể cách long trọng như đặt Mình Thánh Chúa hay cung nghinh Thánh Thể chỉ có từ thế kỷ thứ sáu, khi Giáo Hội Công Giáo muốn nêu bật sự hiện diện thường xuyên của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, điều mà anh em Tin Lành đã chối bỏ (họ chỉ tin Chúa Giêsu hiện diện khi cử hành Thánh Thể mà thôi). Thế nhưng đối với Giáo Hội Công Giáo, niềm tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể đã là một di sản quý báu ngay từ ban đầu.
Về phương diện lịch sử thì việc tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể cách long trọng như đặt Mình Thánh Chúa hay cung nghinh Thánh Thể chỉ có từ thế kỷ thứ sáu, khi Giáo Hội Công Giáo muốn nêu bật sự hiện diện thường xuyên của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, điều mà anh em Tin Lành đã chối bỏ (họ chỉ tin Chúa Giêsu hiện diện khi cử hành Thánh Thể mà thôi). Thế nhưng đối với Giáo Hội Công Giáo, niềm tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể đã là một di sản quý báu ngay từ ban đầu.
Một cách đơn giản chúng ta nói rằng: không có việc tôn thờ Thánh Thể nếu không
có Thánh Lễ. Nói cách khác, việc tôn thờ (chầu) chính là việc nối dài Thánh Lễ.
Thực vậy, việc Chúa Giêsu làm trong bữa tiệc ly xưa cũng như việc Chúa Giêsu
chết và sống lại vẫn còn tiếp tục được thực hiện trong mỗi Thánh Lễ và chúng ta
nối dài hành vi cứu độ của Chúa Giêsu trong mỗi Thánh Lễ và nơi những tâm tình
cầu nguyện của chúng ta trước Thánh Thể. Hội Thánh làm cho sự hiện diện của
Chúa Giêsu trong Thánh Lễ tiếp tục hiện diện nơi tấm bánh chúng ta gặp gỡ tôn
thơ Thánh Thể, khi chúng ta cầu nguyện trước Thánh Thể.
Để cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh
Thể, thánh Eymard, tông đồ Thánh Thể đã dùng những tâm tình vẫn được dùng trong
hy tế Thánh Thể, tức là Thánh Lễ. Đó là bốn tâm tình: tôn thờ, cảm tạ, thống
hối và cầu xin.
Việc cầu nguyện trước Thánh Thể là nối
dài Thánh Lễ, nên trong khi cầu nguyện trước Thánh Thể, chúng ta cần có những
tâm tình trên đây của một hy lễ.
Khi cầu nguyện trước Thánh Thể, chúng
ta cần nói lên tất cả những tâm tình ấy hay chúng ta chỉ cần dùng một trong
những tâm tình này mà thôi. Có thể dùng các Thánh Vịnh tôn thờ, tạ ơn, thống
hối hay cầu khấn để làm chất liệu cho giờ cầu nguyện. Chúng ta cũng có thể lập
đi lập lại chỉ một lời nguyện tắt như:
• “Lạy Chúa con yêu mến Chúa hết lòng,
con yêu Chúa bằng tình yêu của mẹ Maria và các thánh trên trời”
• “Lạy Chúa con tôn thờ Chúa cùng muôn tạo vật”
• “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì biết bao ơn lành Chúa thương ban”
• “Lạy Chúa xin thương xót con vì con đã xúc phạm đến Chúa”
• “Lạy Chúa xin chúc lành cho dân Chúa”…
• “Lạy Chúa con tôn thờ Chúa cùng muôn tạo vật”
• “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì biết bao ơn lành Chúa thương ban”
• “Lạy Chúa xin thương xót con vì con đã xúc phạm đến Chúa”
• “Lạy Chúa xin chúc lành cho dân Chúa”…
Thánh Phanxicô At-xi-di cầu nguyện
nhiều giờ trước Thánh Thể nhưng chỉ lập đi lập lại một câu này: “Lạy Chúa con,
lạy Thiên Chúa của con”. Chân Phước Charles de Foucauld suốt 15 giờ bên Thánh
Thể nhưng chỉ nhìn vào Bánh Thánh và nói: “Lord, I love you”.
Khi cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh
Thể, chúng ta cũng có thể không nói gì mà chỉ chiêm ngắm tình yêu của Chúa hay
chỉ để lắng nghe Chúa nói, cụ thể qua những đoạn Kinh Thánh nhất là những đoạn
Tin Mừng chúng ta đọc.
(Nguồn Truyền thông Công Giáo – TGP
TpHCM)
No comments:
Post a Comment