Saturday, November 10, 2018

Đức Giáo Hoàng Phanxicô - "Thiên Chúa Thì Trẻ"

Tựa Một Cuốn Sách Mới



Cuốn sách “Thiên Chúa Thì Trẻ” có một bài phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vốn đang nói với giới trẻ trên toàn thế giới.

Cuốn sách sẽ được ra mắt bằng tiếng Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Brazil, Ba Lan, Croatia, Slovak, Slovania, Séc, và Tiếng Anh vốn sẽ sẵn sàng kịp thời gian cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới Trẻ vào Tháng 10. Dưới đây là một vài trích dẫn từ tập sách.

Giới Trẻ là những ngôn sứ có cánh
Một người trẻ thì giống như một vị ngôn sứ, và cần phải nhận ra điều đó. Người trẻ cần ý thức về việc có đôi cánh của một vị ngôn sứ, thái độ của một ngôn sứ, khả năng ngôn sứ, về lời nói cũng như hành động.
Một ngôn sứ của thời nay có khả năng,
đúng, khả năng khước từ, nhưng cũng có khả năng tiếp nhận.
Người trẻ cần có cả hai khả năng này. Họ biết cách khước từ, nhưng nhiều lần họ không thể hiện sự khước từ cách tốt đẹp. Họ cũng có khả năng nghiên cứu về tương lai và nhìn về phía trước.
Người trẻ ngày nay đang lớn lên trong một xã hội mất gốc
Để hiểu một người trẻ ngày nay bạn phải hiểu họ trong sự chuyển động, bạn không thể ngồi yên và giả vờ rằng bạn đang ở cùng tần sóng. Nếu bạn muốn đối thoại với một người trẻ thì bạn phải ‘di động’,
và rồi người trẻ ấy sẽ chậm lại để lắng nghe chúng ta,
người trẻ sẽ quyết định làm điều đó.
Và khi người trẻ chậm lại, thì một chuyển động khác bắt đầu: một chuyển động mà trong đó người trẻ sẽ tự điều tiết nhịp độ của chính bản thân mình cách chậm rãi để được nghe
và những người lớn tuổi hơn sẽ tăng tốc để khám phá ra điểm gặp gỡ.
Cả hai đều đang thực hiện nỗ lực: người trẻ thì đi chậm lạingười lớn tuổi thì đi nhanh lên.
Điều này có thề cho thấy một bước tiến. (...) Thường những người trưởng thành hay nhổ rễ người trẻ, họ xóa bỏ các cội rễ của người trẻ và thay vì giúp đỡ họ trở thành các ngôn sứ vì thiện ích cho xã hội, họ biến các bạn trẻ thành những đứa trẻ mồ côi và loại trừ chúng. Người trẻ ngày nay đang lớn lên trong một xã hội mất gốc.
Xin người trẻ tha thứ cho chúng ta
Chúng ta phải xin người trẻ của chúng ta tha thứ vì chúng ta đã luôn không coi trọng họ. Chúng ta không luôn giúp người trẻ nhìn thấy con đường và tạo ra các phương thế có thể giúp họ không mang lấy kết cục bị loại trừ. Chúng ta thường không biết cách giúp họ mơ và chúng ta không có khả năng khích lệ niềm say mê nơi họ. Thật bình thường để kiếm tiền để xây dựng một gia đình, một tương lai, và vì thế rút ra khỏi vị trí tùy thuộc vào người lớn mà người trẻ ngày nay đã phải chịu đựng quá lâu rồi. Điều quan trọng là tránh động cơ tích lũy.
Công việc nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, không phải đồng tiền
Mỗi người cần phải có khả năng làm việc. Mỗi người cần phải có khả năng làm việc cụ thể, khả năng thể hiện chính mình và vì người thân yêu mà họ có thể kiếm sống.
Khai thác trục lợi là không thể chấp nhận được.
Thật không thể chấp nhận được việc nhiều người trẻ đang bị những người chủ bóc lột khi đưa ra những lời hứa hẹn giả tạo về các khoản lương vốn không bao giờ thành hiện thực, với lời biện minh rằng họ còn trẻ và cần kinh nghiệm.
Thật không thể chấp nhận được là việc các ông chủ mong đợi người trẻ làm công việc nguy hiểm – ngay cả không trả lương – như thường xảy ra. (...)
Người trẻ mời gọi chúng ta lắng nghe họ và chúng ta có nghĩa vụ lắng nghe họ và đón tiếp họ, chứ không phải khai thác họ. Không có những lời biện minh được áp dụng ở đây.
Có quá nhiều bậc cha mẹ nuôi dạy con theo nền văn hóa hời hợt
Dường như là thật tồi tệ để lớn lên, để trưởng thành, để theo đúng tuổi đúng thời. Điều đó đồng nghĩa với một đời sống tàn tạ, không thỏa mãn. Ngày nay dường như mọi sự được ngụy tạo và giả trá.
 Điều đó giống như thể là không có một ý nghĩa trong việc sống. Gần đây tôi đã nói về thật buồn biết bao khi có ai đó muốn căng da mặt ngay cả cho tâm hồn!
Thật buồn biết bao là người ta muốn xóa bỏ những nếp nhăn của quá nhiều kinh nghiệm, của quá nhiều niềm vui và nỗi sầu khổ!
Quá thường là chính người lớn lại đóng vai những cháu tuổi tin, là những người đang cảm thấy đặt chính họ vào trong cấp độ của một trẻ vị thành niên, nhưng lại không muốn hiểu rằng đây là một thứ cám dỗ. Đây là việc đang đùa giỡn với ma quỷ.
Tôi không thể hiểu làm sao lại có thể được để một người lớn lại cảm thấy rằng họ đang trong thế cạnh tranh với một bạn trẻ, nhưng thật không may là điều này xảy ra ngày càng nhiều hơn. (...)
Có quá nhiều bậc cha mẹ mang não trạng vị thành niên, là những người đang sống một đời sống hời hợt và, bất luận là họ nhận ra hay không, thì đang làm cho các con của họ thành nạn nhân của việc duy trì cuộc chơi chóng qua này.
Vì một mặt họ đang nuôi dạy con cái theo định hướng của nền văn hóa hời hợt,
nhưng mặt khác thì họ lại nuôi dạy con mình luôn bám rễ vào một xã hội mà chúng ta chỉ có thể định nghĩa là “bị mất gốc”.
Những người lớn tuổi biết mơ và những ngôn sứ trẻ là ơn cứu độ cho một xã hội đã bị mất gốc
Ngày nay, những mạng xã hội dường như mang lại cho chúng ta không gian của sự kết nối này với người khác; trang mạng giúp cho người trẻ cảm thấy là một phần của một nhóm độc nhất.
Nhưng vấn đề là mạng Internet mang lại môi trường ảo của nó: trang mạng đưa người trẻ vào trong không khí và vì lý do này mà nó cực kỳ mang tính chóng qua. (...)
Đối thoại có sức mạnh để cứu chúng ta, tôi nghĩ, đối thoại của người trẻ với người lớn tuổi: một sự tương tác giữa người già và người trẻ, ngay cả việc loại trừ người lớn một cách tạm thời.
Người trẻ và người lớn tuổi cần phải trò chuyện với nhau
và cần phải thực hiện việc này càng ngày càng thường xuyên hơn.
 Điều này là rất khẩn thiết! Và những người đã lớn tuổi phải đưa ra sáng kiến nhiều như người trẻ. (...)
Nhưng xã hội này lại loại trừ cả hai đối tượng này. Xã hội này loại trừ người trẻ nhiều ngang như người lớn tuổi. Nhưng ơn cứu độ của người già là mang lại cho người trẻ ký ức, điều này giúp cho người già thật sự là những người biết mơ về tương lai; trong khi ơn cứu độ của người trẻ là đón nhận lấy lời dạy này, những giấc mơ này, và mang chúng một cách mang tính ngôn sứ đi vào tương lai. (...)
 Những người lớn tuổi biết mơ và những ngôn sứ trẻ là con đường ơn cứu độ cho xã hội mất ngốc của chúng ta: hai thế hệ bị loại bỏ có thể cứu mọi người.
Thiên Chúa trẻ vì “Ngài đổi mới mọi sự” và vì Ngài có xã hội tính
Thiên Chúa là Đấng luôn luôn đổi mới vì Ngài luôn luôn mới:
Thiên Chúa thì trẻ!
Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu vốn không có thời gian, nhưng lại có thể đổi mới, có thể làm sống lại chính Ngài cách liên lỉ và làm sống lại mọi sự. Những nét đặc thù nhất của người trẻ cũng là những nét đặc thù của chính Thiên Chúa.
Ngài trẻ vì “Ngài đổi mới mọi sự” và Ngài yêu những sự mới mẻ;
Ngài làm kinh ngạc và yêu thích làm cho kinh ngạc;
vì Ngài biết cách mơ và Ngài khao khát những giấc mơ của chúng ta;
vì Ngài mạnh mẽ và nhiệt thành;
vì Ngài xây dựng các mối quan hệ và mời gọi chúng ta hãy làm như thế, Ngài mang tính xã hội.
Tôi nghĩ về một sự hình dung của người trẻ và tôi thấy rằng họ cũng thủ đắc khả năng để là “vĩnh cửu”, đưa sự ngây thơ, sự sáng tạo của họ, lòng can đảm của họ, sức sống của họ đi vào trong thực tế khi được đồng hành bởi những giấc mơ và sự khôn ngoan của người lớn tuổi của họ.
Đó là một vòng tròn khép kín, vốn tạo ra một sự kế thừa mới và nó nhắc nhớ tôi về hình ảnh của vĩnh cửu.
Về tác giả tập sách
Thomas Leoncini, là một nhà báo và là tác giả người Ý. Trong cuốn sách Born Liquid của ông viết chung với nhà xã hội học Zygmunt Bauman, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Ý.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican News)
https://tramtubensuoi.blogspot.com/2018/11/uc-giao-hoang-phanxico-thien-chua-thi.html

No comments:

Post a Comment

WORLD WORLD