Friday, November 9, 2018

Bộ ảnh màu cực hiếm về Việt Nam 

hơn 100 năm trước

Tác giả: Tâm Nghĩa (sưu tầm)

———————-
Ảnh màu hiếm có về Việt Nam hơn 100 năm trước
Đầu thế kỷ 20, Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam. Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.
Năm 1909, Kahn bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.
Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.
Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.
Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 – 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.
Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam. Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.
Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.
Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 – 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.

Phố Tràng Tiền ở Hà Nội vào năm 1914 – 1915
Phố Paul Bert (năm 1914/1915), nay là phố Tràng Tiền, Hà Nội. Paul Bert là một nhà động vật học, sinh lý học, và chính trị gia người Pháp, ngoài đường Paul Bert thì tên ông còn được chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương dùng đặt tên một vườn hoa ở Hà Nội, vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).

Các vị quan trong phẩm phục nghi lễ ở ngoại vi Hà Nội, 1915.
Quan tổng đốc một tỉnh gần Hà Nội (1915). Ngày xưa đây là một chức quan của chế độ phong kiến trao cho viên quan đứng đầu một vùng hành chính gồm nhiều tỉnh thành. Ở Việt Nam, từ năm Tân Mão 1831, năm thứ 12 triều vua Minh Mạng, nhà vua chia Việt Nam thành 31 tỉnh, trong đó miền Bắc có 6 quan tổng đốc: Sơn Hưng Tuyên, Hà Ninh, Ninh Thái, Hải An, Định An, Lạng Bình.


Quan Thống sứ Bắc kỳ bên người vợ và 4 đứa con, 1915.
Quan Thống sứ Bắc kỳ bên người vợ và 4 đứa con, 1915.

Phố Hàng Thiếc ở Hà Nội năm 1915.
Eue des Ferblamctiers (phố Hàng Thiếc), Hà Nội, 1915. Nối từ cuối phố Hàng Bồ đến phố Hàng Nón, ngày nay phố này là nơi tập trung các nhà sản xuất những mặt hàng bằng tôn, kẽm, sắt tây và gương soi. Trước thời Pháp thuộc thì là nơi sản xuất và bày bán các loại hàng đúc bằng thiếc như cây đèn, cây nến, lư hương, ấm, khay đựng chén…

Cầu Paul Dummer (Long Biên), Hà Nội, 1915.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng Hà Nội, ngày xưa vốn được đặt tên là Paul Doumer, theo tên của Quan Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Khởi công năm 1898 và hoàn thành năm 1902.

Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916.
Thuyền trên vịnh Hạ Long, 1916.

Hòn Gai năm 1915.
Hòn Gai năm 1915.

Sông Tam Bạc, Hải Phòng, 1915
Sông Tam Bạc, Hải Phòng, 1915

Thuyền bè trên sông Hồng, gần cầu Paul Doumer (Long Biên), Hà Nội năm 1915.
Thuyền bè trên sông Hồng, gần cầu Paul Doumer (Long Biên), Hà Nội năm 1915.

Gánh hàng chuối bên bến sông Hồng, Hà Nội 1915

Phố Hàng Gai, Hà Nội 1915.
Phố Hàng Gai, Tết Trung thu 1915. Một phần con phố hồi cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Tiện: có những cửa hàng nhỏ, thợ vừa tiện vừa bán những đồ thờ, mâm bồng, đèn nến, ống hương, đài rượu, khuôn ván, mõ gỗ… Họ tiện cả những thứ nói trên nhưng cỡ nhỏ bé để trẻ con chơi.

Hai người đàn ông hút thuốc phiện, 1915.
Hai người đàn ông hút thuốc phiện, 1915.

Một con thuyền của người Hoa kiều, 1915.
Một con thuyền của người Hoa kiều, 1915.

Cô gái người Hoa hút thuốc phiện, 1915.
Cô gái người Hoa hút thuốc phiện, 1915.

Vịnh Hạ Long, 1915.
Vịnh Hạ Long, 1915.

Một bà đồng, 1915
Một bà đồng, 1915

Một ông đồ bán chữ ở Hà Nội, 1915.
Thầy đồ viết câu đối để bán. Hà Nội 1915. Xin chữ thầy đồ ngày tết là truyền thống dân gian từ xưa, khi đó đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Sau này thì nó đơn giản là một phong tục với mong muốn mang lại may mắn, bình an cho gia đình.

Những người bán gạo, 1914 – 1915.
Những người bán gạo, 1914 – 1915

Những con thuyền gần một mỏ đồng, 1915.
Những con thuyền gần mộ mỏ đồng, 1915. Bên cạnh than, các mỏ đồng, thiếc, kẽm, sắt… đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến độ khai thác, sản lượng tăng gấp nhiều lần trước chiến tranh.

Chợ Bắc Lệ, Lạng Sơn, 1915.
Chợ Bắc Lệ, Lạng Sơn, 1915

Làng Nà Chạm ở Yên Bái, gần biên giới với Trung Quốc.
Vùng biên giới Trung Quốc, làng Na-Cham năm 1915 (ngày nay là thị trấn Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Thị trấn Na Sầm có diện tích 1,5 km², dân số năm 1999 là 3299 người. người ta hầu như không dùng tiền mặt, nếu có thì chủ yếu là tiền lẻ. Ở đây có chợ Na Sầm, đa phần hàng hoá được mua bán bằng cách trao đổi.

Một ngôi chùa trên đường đến Tam Đảo, 4/1916.
Một ngôi chùa trên đường đến Tam Đảo, 4/1916

Các hương chức gần Hà Nội.
Các hương chức gần Hà Nội
Mỏ than ở Hòn Gai, 1921. Ngày xưa dù là kẻ thắng trận trong Thế chiến II nhưng Pháp chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế và là con nợ lớn của Mỹ. Để bù đắp chiến phí, Pháp càng tăng cường mạnh mẽ việc khai thác thuộc địa, nhất là Đông Dương vì nơi đây vốn là một vùng đất giàu có về khoáng sản và nông nghiệp. Đặc biệt than luôn đứng đầu trong số các khoáng sản được khai thác ở Việt Nam

Mỏ than Hòn Gai, 1915.
Một gia đình khá giả tại Đông Dương thuộc Pháp năm 1915

—————
Source: http://www.trithucmo.net/index.php/lich-su/hinh-anh-lich-su/item/93-bo-anh-mau-cuc-hiem-ve-viet-nam-hon-100

No comments:

Post a Comment

WORLD WORLD