Bàn về y lý
Bác Sĩ Ðặng Trần HàoNgũ tạng, lục phủ trong người tương đương với ngũ hành. Ngũ tạng là tâm, gan, tỳ, phế và thận. Tâm khai khiếu tại lưỡi, gan khai khiếu tại mục, tỳ khai khiếu tại môi, phế khai khiếu tại mũi và thận khai khiếu tại tai.
Lục phủ là: đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang và tam tiêu.
Tâm thuộc hành hỏa, can thuộc hành mộc, tỳ thuộc hành thổ, phế thuộc hành kim, thận thuộc hành thủy, đởm thuộc hành mộc, vị thuộc hành thổ, đại trường thuộc hành kim, tiểu trường thuộc hành hỏa, bàng quang thuộc hành thủy, và tam tiêu thuộc hành hỏa.
Khí là dương, trời là khí nhẹ nhàng bay lên, đất là khí lắng đục mà lắng xuống, khí trời giáng xuống, thì khí đất xông lên. Khí của trời đất giao hòa với nhau mà hóa thành vạn vật.
Theo YKÐP khi thụ thai phải có ba nguồn gốc tạo ra nguyên khí:
-Thứ nhất là tiên thiên khí, được bẩm sinh từ cha mẹ. loại khí này là một phần của từng cá nhân do tiên thiên tạo thành. Nó được chứa ở thận.
-Thứ hai cốc khí và được phân phối do sự tiêu hóa từ thức ăn.
-Thứ ba là không khí được hít thở do phổi.
Ba thứ khí này phối hợp với nhau tạo thành nguyên khí, có trách nhiệm lan tỏa đi nuôi cơ thể. Không chỗ nào mà không có nó và không chỗ nào mà nó không thẩm thấu vào được.
Huyết thuộc âm, theo Y khoa Ðông phương quan niệm về huyết khác với y khoa Tây phương. Mặc dầu nó cũng được gọi là hồng huyết cầu nhưng tính chất và nhiệm vụ chính của nó là luân lưu trong cơ thể, nuôi dưỡng, duy trì và giữa cho tươi nhuận toàn thân. Máu không những là di chuyển chính trong huyết quản còn qua các kinh lạc, và hầu như không phân biệt rõ ràng và chính xác vào từng cơ tạng nào của cơ thể. Thí dụ như diễn tả bao tử khí đi “lên” hay máu “lưu thông” chứ ít khi nói một cách rõ ràng đường đi và đi đâu. Có nghĩa là đường đi không quan trọng bằng chức năng của máu, tuy không phù hợp với Tây y nhưng điều này cần thiết cho Y lý Ðông y. Máu là chất lỏng và thuộc về âm.
Ngũ tạng tương thông với lục phủ: tâm với tiểu tràng thuộc thiếu âm quân hỏa, gan với đởm thuộc thuộc quyết âm phong mộc, tỳ với vị thuộc thái âm thấp thổ, phế với đại trường thuộc dương minh táo kim, thận với bàng quang thuộc thái dương hàn thủy, tam tiêu với mạng môn thuộc thiếu dương tướng hỏa.
Ngũ vận có xoay chuyển, lục khí có thể chuyển đổi mau chậm, trời do đó bắt đầu và cuối cùng đất được hình thành, đất do đó bắt đầu và cuối cùng người được hình thành (thiên-địa-nhân).
Tam tài là Trời, Ðất và Người. Con người chịu được chính khí của trời đất, nên tinh khôn hơn vạn vật.
Mệnh là cái bẩm phú của trời đất,
Tinh là cái căn bản của thân thể,
Hình là nơi ở của sự sống,
Khí là nguồn của sự sống,
Thần là chủ của sự sống.
Ngũ vận tức là ngũ tạng, hợp với ngũ hành, lục khí tức là lục phủ. Sự biến đổi của ngũ hành thành thành: phong, hỏa, thử, thấp, táo, hàn, do đó tạo thành 16 bộ (kinh mạch) và 365 đốt xương.
Chín khiếu và hai mắt thuộc gan, hai tai và tiền hậu âm thuộc thận, hai lỗ mũi thuộc phế, miệng thuộc tỳ, lưỡi thuộc tâm.
Chín khiếu thông với ngũ tạng, lục phủ, bắp thịt, tay chân và môi thuộc tỳ, da lông thuộc phế; xương, răng, eo lưng, bàng quang thuộc thận; mặt với nướu răng thuộc vị; tóc thuộc huyết; lưỡi thuộc tâm; vú, âm hành, âm hộ thuộc tam tiêu.
Phép chung, lấy tâm phế ứng với thượng tiêu, chủ các bệnh từ ngực trở lên đầu: lấy gan, tỳ ứng với trung tiêu, chủ các bệnh từ ngực xuống đến rốn; lấy thận và mệnh môn ứng với hạ tiêu, chủ các bệnh từ rốn xuống chân.
Cách biện luận dựa vào tạng phủ
Tâm là chức vụ quân chủ, thần minh từ đó mà ra.
Phế là chức vụ tướng phó, trị tiết từ đó mà ra.
Ðởm chức vụ trung chính, quyết đoán từ đó mà ra.
Gan là chức vụ tướng quân, mưu lược từ đó mà ra.
Tỳ vị là chức vụ kho tàng, ngũ vị từ đó mà ra.
Ðại tràng là chức vụ đùn đẩy, biến hóa do đó mà ra.
Tiều trường là chức vụ chứa đựng, hóa vật do đó mà ra.
Thận là chức vụ tác cường, kỹ xảo do đó mà ra.
Bàng quang là chức vụ châu đô, tân dịch do đó mà ra.
Mệnh môn là chỗ của tinh thần, đàn ông thì tinh dịch, đàn bà thì dính líu vào bào cung.
Tam dương là Thái dương, Thiếu dương và Dương minh.
Tam âm là Thái âm, Thiếu âm và Quyết âm.
Dương minh là hai dương hợp sáng, hai dương hợp sáng goi là minh.
Quyết âm là hai âm cùng tận, hai âm cùng tận cho nên gọi là quyết (có nghĩa là hết).
Ngoài ra còn những cách biện luận khác dựa và phần trong và phần ngoài của cơ thể về mạch lý, về phong, hàn, thử thấp, táo, nhệt về âm dương và ngũ hành...
Sau đây, để nhớ lại Thiền sư Tuệ Tĩnh, mời quí độc giả đọc Nam Dược Ngữ Phú do Tuệ Tĩnh vị Thánh Thuốc Nam viết:
Nhớ xưa
Bàn cổ hóa nên
Thần Nông nếm biết
Nghĩa đặt có: tá, sứ, quân, thần
Tính xét biết: ôn, lương, hàn, nhiệt.
Thương yêu dân yểu (chết yểu) trát (bệnh dịch), tiên thánh đã chép để đồ kinh.
Vui đạo dưỡng sinh, hậu học xá (hãy) tìm nơi diệu quyết.
Tôi tiên sư, kính đạo tiên sư,
Thuốc Nam Việt, chữa người Nam Việt
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment