Cao
huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt
nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy
tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm
thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong.
Do đó điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những
hậu quả to lớn của nó.
Ngày
nay với sự tiến bộ về kỷ thuật chẩn đoán (máy đo huyết áp phổ biến rộng
rãi) và càng có nhiều loại thuốc điều trị ít tác hại, việc điều trị đã
mang đến cho bệnh nhân sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể
tử vong và các di chứng(liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây
nên.
Người
bệnh cao huyết áp cũng cần quan niệm rằng cần phải chấp nhận việc điều
trị tốn kém lâu dài để đổi lấy một cuộc sống an toàn.
Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản
thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột
quî). Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống
thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện
khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh
lý khác( ví dụ nhức đầu do căng thẳng,viêm xoang, và chóng mặt có thể
do tụt huyết áp...).
Tốt
nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa
cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần .Nếu
huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống(tập thể
dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc.
Huyết áp không phải là con số hằng định
Trị
số huyết áp thay đổi rất nhiều khi có yếu tố tác động như tâm lý (lo
âu, sợ hãi, mừng vui...), vận động (đi lại, chạy nhảy) hoặc môi trường
(nóng lạnh), chất kích thích (thuốc lá, càphê, rượu bia) và bệnh lý
(nóng sốt, đau đớn).
Trong
những trường hợp trên, huyết áp thường tăng cao hơn bình thường.Ví dụ
huyết áp của bạn lúc nghỉ thường 130/80mmHg khi bạn lên cầu thang lầu 3,
nếu bạn đo huyết áp ngay thì trị số huyết áp của bạn có thể
150/80-180/90mmHg. Trong những trường hợp này không thể cho rằng bạn bị
cao huyết áp. Do đó tốt nhất bạn phải nghỉ ngơi ổn định trước khi đo
huyết áp nếu bạn muốn có trị số huyết áp trung thực và phải đo nhiều lần
sau đó tính trung bình sau 3 lần đo. Bạn cũng đừng thắc mắc nhiều nếu
huyết áp trước đó khác với trị số bây giờ.
Nhịp
sinh học huyết áp của bạn thường dao động rõ rệt, huyết áp thường cao
dần từ lúc bạn thức giấc và gia tăng tùy theo bạn vận động hoặc căng
thẳng hay không. Vào chiều tối khi bạn nghỉ ngơi thư giãn huyết áp xuống
nhẹ và sẽ xuống thấp nhất khi bạn ngủ say vào ban đêm cho đến gần sáng.
Các
nghiên cứu ghi nhận rằng ở người cao huyết áp mà huyết áp không hạ vào
ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt vào buổi sáng đều là yếu tố bất
lợi vì dễ bị đột quî do cao huyết áp.
Khi nào gọi là cao huyết áp?
Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu)
cho trị số huyết áp dưới.Ví dụ khi bác sĩ của bạn ghi huyết áp của bạn :
180/95mmHg tức là huyết áp tâm thu (hoặc tối đa của bạn là 180mmHg và
huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) là 95mmHg.
Khi
trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg
được xem là cao huyết áp.Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến
là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu
>160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).
Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.
Cách đo huyết áp
Để
có trị số huyết áp đúng, việc đo huyết áp là bước chẩn đoán quan trọng
nhất vì tránh được việc điều trị quá mức hoặc không đầy đủ.Cần đo nhiều
lần và nhiều vị trí khác nhau (2 tay, 2 chân) để so sánh đôi khi phát
hiện bệnh lý mạch máu ví dụ như trong teo hẹp eo động mạch chủ huyết áp
chi trên cao hơn chi dưới.
Đo
huyết áp cần thực hiện trong phòng yên tỉnh, trạng thái tinh thần thoải
mái.Tư thế đo huyết áp thông thường là tư thế nằm và ngồi để làm sao
băng quấn cánh tay ngang mức với tim.Băng quấn cánh tay(cuff) phải phù
hợp kích thứơc cánh tay. Trẻ em cần có băng quấn cánh tay kích thước nhỏ
hơn.
Hướng dẫn đo huyết áp
Nên sử dụng máy đo huyết áp nào?
Máy
đo huyết áp thủy ngân được xem là tiêu chuẩn. Ngày nay người ta giảm
dần việc sử dụng máy đo huyết áp thủy ngân vì độc tính với môi trường.
Các loại máy dạng đồng hồ thường phổ biến sử dụng trong giới thầy thuốc,
trong khi đó các máy đo huyết áp điện tử thường sử dụng rộng rãi trong
dân chúng vì dễ đo. Theo Uỷ Ban phối hợp quốc gia về cao huyết áp Hoa Kỳ
(JNC) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đối với máy đo huyết áp điện tử,
chỉ nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng cổ tay và
ngón tay vì không chính xác.
Bạn
có thể chọn máy đo huyết áp đồng hồ hoặc có thể máy đo điện tử để tự đo
huyết áp ở nhà. Máy đo huyết áp đồng hồ thường kèm theo ống nghe thường
giá rẽ hơn máy đo huyết áp điện tử nhưng đòi hỏi bạn phải được nhân
viên y tế huấn luyện cách đo.
Đối
với máy đo huyết áp điện tử ưu điểm là dễ sử dụng, nhưng nhược điểm là
các máy tại thị trường Việt nam chỉ có số ít Hãng như Omron là được kiểm
định theo tiêu chuẩn Anh Mỹ.
Khi
chọn máy đo huyết áp điện tử các bạn nên chọn các loại máy đo huyết áp
đã được các tổ chức uy tín kiểm định chất lượng. Hiện nay 2 tổ chức có
uy tín trong kiểm tra chất lượng máy đo huyết áp là Hiệp hội cao huyết
áp Anh quốc (British Hypertension Society) và Hiệp hội Phát triển Dụng
cụ y tế Hoa kỳ (Association for Advancement of Medical Instrumentation).
==
Bệnh cao huyết áp ở người già
|
Cao
huyết áp là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và tăng theo độ tuổi. Nó
không hề là "chuyện bình thường" như quan niệm định kiến
của không ít người theo kiểu “hễ già là bệnh”.
|
|
1. Tại sao phải quan tâm đến bệnh cao huyết áp của cha mẹ?
Một
thống kê cho biết, tuổi thọ của cha mẹ có thể giảm 15 năm nếu mắc bệnh
huyết áp cao trước tuổi 40. Huyết áp cao được mệnh danh là "kẻ giết
người thầm lặng”.
Theo con số thống kê, có đến 22% tỉ lệ dân số bị cao huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.
Cao
huyết áp chỉ được phát hiện khi đã gây những tai biến nghiêm trọng như
hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nữa người, suy tim, thiếu
máu cơ tim, suy thận..., có thể gây tử vong.
2. Cách hay giúp ổn định huyết áp - phòng ngừa biến chứng
Do
những hậu quả nặng nề mà huyết áp cao gây ra, hãy chấp nhận một thực tế
về điều trị cao huyết áp: điều trị cả đời để duy trì sự an toàn cho sức
khỏe người già.
Với
người có tuổi, cơ thể suy yếu, việc dùng các thuốc tân dược gây tác
dụng phụ không phải là biện pháp có thể áp dụng lâu dài được. Cách hữu
hiệu nhất với đối tượng này là nên thay đổi lối sống: giảm ăn muối,
kiêng rượu, thuốc lá, chất kích thích, vận động nhẹ nhàng... và sử dụng
một số bài thuốc cổ truyền điều hòa chức năng các tạng phủ để hạ áp.
Bởi,
theo Đông Y, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tăng huyết áp là các tạng can,
thận, tâm, tỳ bị mất điều hòa. Đi từ gốc rễ ấy, các lương y đã kết
hợp những vị thuốc như Huyền sâm, Câu đằng, Hạ khô thảo, Địa long, Dạ
giao đằng, Táo nhân…tạo nên bài Giáng áp hợp tễ trong cuốn Thiên gia diệu phương nổi tiếng.
Bài
thuốc trải qua bao đời và thực tế chứng minh tác dụng hạ huyết áp, ổn
định huyết áp lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đến nay,
bài thuốc vẫn là một sự lựa chọn an toàn hữu hiệu với bệnh nhân cao
huyết áp.
|
|
==
Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp
|
Trong
đời sống công nghiệp hiện nay, bệnh cao huyết áp (HA) ngày càng trở nên
phổ biến. Các yếu tố liên quan đến việc gia tăng HA thường gắn liền vớI
đời sống hiện đại như: thừa cân, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, thừa
lượng muối và lượng chất béo trong khẩu phần ăn… vì vậy, duy trì một lối
sống lành mạnh là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống căn bệnh này.
|
|
HA là gì?
HA
là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức ép của thành
động mạch. HA thường được tượng trưng bằng hai chỉ số (thí dụ 120/80 đơn
vị là mmHg), số trên (120) gọi là HA tâm thu, biểu hiện lực đẩy từ tim
khi tim co bóp đẩy máu đi; số dưới (80) gọi là HA tâm trương, biểu hiện
trương lực của thành mạch. Khi nào thì gọi là cao HA? Khi đo HA, muốn có
một trị số tin cậy, người được đo phải nghỉ ngơi 10 – 15 phút trước khi
đo và thường đo HA ở tay trái.
Trị số HA bình thường của mỗi người thay đổi tùy theo lứa tuổi
- HA tâm trương (số dưới) bình thường là từ 84-89; 90-104 là hơi cao và từ 105 trở lên là cao.
- HA tâm thu (số trên) bình thường là từ 120-139; 140-159 là hơi cao và 160 trở lên là cao.
-
Dưới 40 tuổi, HA 145/80; dưới 50 tuổi, HA 150/80; dưới 60 tuổi HA 160/
90 và trên 60 tuổi, HA 165/95 được coi là có khuynh hướng cao.
Những yếu tố ảnh hưởng đến trị số HA
Thỉnh
thoảng, nếu thấy HA thay đổi và có khuynh hướng tăng thì khoan lo, vì
có nhiều yếu tố trong cuộc sống ảnh hưởng đến trị số của HA như lo nghĩ,
cảm xúc mạnh, bị stress, vận động nhiều, dùng nhiều chất kích thích…
Ngoài ra, theo thời gian, người càng cao tuổi HA càng có khuynh hướng
tăng lên do động mạch bị xơ vữa, kém đàn hồi.
Chế độ ăn uống cho người bị cao HA
Việc
sử dụng thuốc trị cao HA phải do BS chỉ định nhưng một vấn đề khác cũng
cần đặt ra, đó là làm giảm yếu tố nguy cơ cao HA do ăn uống. Vì thế,
chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết.
- Thông thường nên ăn 3 bữa/ngày, không nên ăn vặt.
- Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc.
- Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…
-
Nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, dùng dầu thực
vật thay mỡ… và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa…
- Trong các loại thịt thì ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu.
- Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông…
Bỏ thói quen xấu
- Ngưng hút thuốc: là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch ở người cao HA.
- Bớt uống rượu: có
những bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu,
HA và tỷ lệ bệnh cao HA trong cộng đồng. Ngoài ra, rượu làm giảm tác
dụng của thuốc hạ HA. Những người này cần lưu ý, nếu uống nhiều rượu sẽ
gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
-
Tăng hoạt động thể lực: giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập
thể dục đếu đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng
30 –45 phút, 3-4 lần/tuần. Các hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy
hoặc nhảy và có thể làm giảm HA tâm thu từ 4- 8mmHg. Các tập luyện nặng
như cử tạ có tác dụng làm tăng HA, vì vậy nên tránh.
|
|
==
Coi chừng tăng huyết áp do thuốc
|
Theo
Tổ chức Y tế thế giới, số huyết áp (HA) tốt nhất là 120/80mmHg, số 120
là số HA trên và số 80 là số dưới. Bị tăng huyết áp (THA) khi 2 số trên
dưới cao hơn 140/90mmHg. Một mục tiêu của điều trị bệnh THA, trong đó có
dùng thuốc, là đưa HA về mức bình thường, tốt nhất là mức 120/80mmHg.
|
|
Những lưu ý về HA
Ở
một số người, việc điều trị được xem là ổn khi số HA được ổn định ở mức
cao hơn, như đối với người bệnh tuổi trung niên hoặc có bệnh đái tháo
đường, mục tiêu của việc điều trị là đưa HA về dưới 130/85mmHg, hoặc ở
người từ 60 tuổi trở lên đưa HA về dưới 140/90mmHg.
Điều
đặc biệt lưu ý đối với người bị bệnh THA, bên cạnh việc dùng thuốc (có
khi phải dùng thuốc suốt đời) để kiểm soát tốt HA, còn phải quan tâm đến
những yếu tố trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến HA, làm HA tăng cao
hơn trị số mà việc điều trị cần phải đạt được.
Như
trong chế độ dinh dưỡng, người bị bệnh THA không được ăn mặn, tức hạn
chế ăn muối (muối natri clorua) vì natri của muối hiện diện nhiều trong
cơ thể sẽ giữ nước làm THA. Nếu người dư cân béo phì phải có chế độ ăn
uống giúp giảm cân, bởi vì có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người
thực hiện chương trình giảm cân tích cực sẽ giảm nguy cơ THA rất rõ.
Về
chế độ sinh hoạt, người bệnh THA nên tăng vận động thể lực thích hợp
(vừa giúp hạ HA vừa giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch và nội khoa khác),
nếu hút thuốc lá phải ngưng thói quen xấu này, hạn chế tối đa việc uống
rượu bia, tập thư giãn để chống stress trong cuộc sống.
Điều
mà rất ít người quan tâm là việc dùng thuốc (người bệnh THA không chỉ
dùng thuốc trị THA, mà còn dùng nhiều thuốc để trị bệnh từ thông thường
như cảm cúm đến các bệnh nội khoa khác) có thể gây THA một cách bất
thường.
Các thuốc có thể gây THA
Dạng thuốc sủi bọt:
khá nhiều thuốc được dùng ở dạng sủi bọt (còn gọi là viên sủi), chỉ
uống khi hòa tan thuốc này trong ly nước cho tan hoàn toàn mới uống.
Hai
loại thuốc thông dụng là thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm sốt và thuốc
bổ cung cấp vitamin, chất khoáng thường được dùng với dạng sủi bọt để
giúp cho dễ uống. Nhưng chính dạng thuốc sủi bọt này làm cho người uống
bị THA.
Do
dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat
hoặc natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũng
là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt), cho nên, trong thuốc sủi
bọt luôn chứa natri (mỗi viên thuốc sủi bọt có chứa 274 - 460mg natri),
có thể gây THA đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối.
Người cao tuổi đang điều trị bệnh THA tuyệt đối không dùng thuốc dạng
sủi bọt.
Thuốc trị cảm - sổ mũi chứa phenylpropanolamin, pseudoephedrin:
các thuốc trị cảm - sổ mũi ngoài dược chất paracetamol thường chứa thêm
thuốc có tác dụng làm co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi như
phenylpropanolamin hoặc pseudoephedrin (vì vậy thuốc làm cho hết sổ mũi,
nghẹt mũi rất tốt).
Nhưng
chính do chứa chất co mạch vừa kể mà dùng thuốc để trị cảm sổ mũi không
thôi, có thể bị THA rất đáng ngại. Người đã sẵn bị bệnh THA cần xem kỹ
thành phần của thuốc trị cảm (chỉ có paracetamol là không đáng ngại) để
dùng thuốc cho an toàn.
Thuốc giảm cân:
có một số thuốc giảm cân có thể làm THA đối với người đang điều trị
bệnh này, đó là sibutramin và ephedra. Sibutramin là thuốc Tây y được
chính thức công nhận điều trị dư cân béo phì. Còn ephedra (thực chất
ephedra là vị thuốc Đông y tên Ma hoàng) có trong chế phẩm thực phẩm
chức năng, dùng để giảm cân thông dụng ở Hoa Kỳ (có thể chế phẩm loại
này được nhập không chính thức vào nước ta).
Cũng
cần lưu ý một số thuốc trị cảm có thể chứa ephedrin là dược chất có
trong ephedra (ephedrin dùng liều cao để giảm cân trong khi dùng liều
thấp giúp trị nghẹt mũi, sổ mũi giống như pseudoephedrin).
Thuốc trị viêm xương khớp:
đó là các thuốc được gọi tên chung là các thuốc chống viêm không
steroid (viết tắt là NSAID). Không chỉ có thuốc NSAID cổ điển như
diclofenac, ibuprofen… mà cả thuốc mới như celecoxib có thể gây THA.
Người cao tuổi thường dễ mắc bệnh viêm xương khớp (còn gọi là thoái hóa
khớp) nếu có thêm bệnh THA mà lại dùng bừa bãi thuốc NSAID thì dễ bị tai
biến nguy hiểm.
Thuốc hormone:
có 2 loại hormone (còn gọi là nội tiết tố do tuyến nội tiết tiết ra)
được dùng làm thuốc và dùng lâu dài có thể gây THA là estrogen và
glucocorticoid (thường được gọi corticoid).
Estrogen
là hormone thường có trong thuốc ngừa thai phối hợp (vừa chứa estrogen
và progesteron là 2 hormone sinh dục nữ) và thuốc trị rối loạn do mãn
kinh ở phụ nữ (gọi là liệu pháp hormone thay thế). Estrogen không chỉ có
nguy cơ THA mà còn gây huyết khối làm thuyên tắc tĩnh mạch.
Còn
corticoid là tên chung của các thuốc như: dexamethason, prednisolon,
prednison… là thuốc chống viêm, chống dị ứng (trị viêm xương khớp, hen
suyễn…) có thể gây THA do giữ nước và natri lại trong cơ thể.
Thuốc Đông y:
ở các nước phương Tây, thuốc Đông y được xem là chế phẩm “hỗ trợ dinh
dưỡng” hay “thực phẩm chức năng” nhưng lưu ý có một số thuốc Đông y có
thể gây THA. Như cam thảo có thể gây THA do tác dụng giữ nước và natri
lại trong cơ thể. Đặc biệt là nhân sâm là vị thuốc quý dùng lâu đời
trong Đông y được nhiều người chuộng dùng.
Đối
với người bình thường, thuốc được xem là an toàn nhưng đối với người bị
THA hoặc bị các bệnh tim mạch khác, nhân sâm do có tác dụng kích thích,
đặc biệt nhân sâm thường phối hợp với các vị thuốc kích thích dùng lâu
ngày có thể gây THA. Ở ta cần lưu ý có tình trạng lưu hành thuốc Đông y
giả mạo, thường kết hợp với thuốc Tây y là corticoid nhằm đạt các tác
dụng: trị đau nhức, ăn được, mập ra… nhưng dùng lâu ngày sẽ bị các tác
dụng phụ nguy hiểm, trong đó có gây THA.
TỔNG HỢP
|
|
|
No comments:
Post a Comment