Sunday, December 31, 2023

Nguồn Gốc Lễ MẸ THIÊN CHÚA - Ngày 01/01


«Theotokos» hay Mẹ Thiên Chúa là một tước hiệu của Đức Maria trong tư cách là người sinh ra Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.
Nền tảng Kinh Thánh của khái niệm này là ý tưởng sau đây của các sách Tin Mừng: Đức Giêsu là Chúa thật và Đức Maria là mẹ thật của Đức Giêsu.
 

Tại công đồng Êphêsô (431) khái niệm này được định tín lần đầu tiên nhằm chống lại Nestorius. Tuy nhiên, phần lớn cho rằng truyền thống này đã có từ thời các tông đồ. Thánh Inhaxiô thành Antiôkia (chết năm 107) đã viết cho các tín hữu Êphêsô: "Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã được cưu mang trong lòng Đức Maria, theo chương trình của Thiên Chúa". Tước hiệu Theotokos trở nên phổ biến kể từ sau thế kỷ 3. Tước hiệu này đã được Origenê (khoảng 185-254) sử dụng và trong một bài viết khoảng năm 382, thánh Grêgôriô thành Nazianô đã nói: "Nếu ai không nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa người ấy sẽ bị xa lìa Thiên Chúa".
 
Nestorius là Giám mục thành Constantinope, ông có tài hùng biện.
 
Theo ông, Đức Trinh Nữ Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa, vì Đức Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu, xét về nhân tính chứ không phải là Mẹ Chúa Giêsu về phương diện thiên tính. Chủ trương như vậy, tức là Nestorius đương nhiên phủ nhận nơi Chúa Giêsu có hai bản tính: bản tính nhân loại và bản tính Thiên Chúa, và đồng thời cũng phủ nhận luôn cả mầu nhiệm Nhập Thể. Về vấn đề này, Giáo Hội Công giáo đã xác định rõ ràng: chính Thiên Chúa đã trở thành người thật. Chính bản tính Thiên Chúa đã hợp nhất với bản tính nhân loại trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Vậy Đức Trinh Nữ Maria phải là Mẹ Thiên Chúa.
 
Đức Giám mục Cyrillo (theo trường phái triết học Alexandria) nhận thấy ngài có nhiệm vụ phải bênh vực đức tin Công giáo, ngài gửi cho Nestorius một bức thư bày tỏ quan điểm của ngài và bài bác những sai lầm trong lý thuyết của ông. Nestorius phúc đáp với những lời lẽ đầy kiêu hãnh. Ông cố chấp trong mê lầm.
 
Để chặn đứng lý thuyết sai lạc đang bành trướng mạnh mẽ như nước vỡ bờ, Đức Giám mục Cyrillo đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Cêlestinô một bản phúc trình về lý thuyết sai lạc của Nestorius và những ảnh hưởng tai hại của nó. Nhận được phúc trình của Đức Giám mục Cyrillo, Đức Giáo Hoàng cấp tốc triệu tập một công đồng ở Rôma để kết án lý thuyết lầm lạc của Nestorius. Đức Giáo Hoàng cũng ra chỉ thị cho Đức giám mục Cyrillo thi hành trong mười ngày nữa, kể từ ngày công bố bản án này, nếu Nestorius không nhận lỗi lầm của mình, ông sẽ bị vạ tuyệt thông và sẽ không được tham dự các bí tích của Giáo hội.
 
Được thư của Đức Giáo Hoàng Cêlestinô, Đức Giám mục cấp tốc triệu tập một công đồng ở Alexandria để kết án lý thuyết sai lạc của Nestorius và để công bố chỉ thị của Đức Giáo Hoàng. Sau công đồng, hội đồng cắt cử hai vị Giám mục tới gặp Nestorius và cho ông biết quyết nghị của Đức Giáo Hoàng. Hai vị Giám mục ra đi trở về không thu lượm được một kết quả nào hết.
 

 
Nestorius kiêu căng, cố chấp. Ông mở chiến dịch công kích, vu cáo, lăng mạ Đức Tổng giám mục Cyrillo. Để chấm dứt tình trạng chia rẽ bi đát, Đức Giáo Hoàng Cêlestinô và Hoàng đế Théodosius II truyền triệu tập một công đồng chung ở thành Êphêsô năm 431. Đức Giáo Hoàng cử Đức tổng Giám mục Cyrillo đại diện Toà thánh chủ tọa công đồng, hơn hai trăm Giám mục tham dự công đồng. 
 
Nestorius bị truất chức Tổng Giám mục thành Constantinope và bị trục xuất ra khỏi Giáo Hội, bị kết án lạc giáo trên nền tảng Kinh Thánh. 
 
Hạn từ "Théotokos" - Mẹ Thiên Chúa được công đồng Êphêsô xác nhận năm 431.
----------------------
From the Internet.

Saturday, December 30, 2023

Tin Mừng LỄ THÁNH GIA 2023

Hài Nhi ngày càng lớn lên, đầy khôn ngoan.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (2,22-40)
 

 
22 Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa, 23 như đã chép trong Luật Chúa rằng : “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. 24 Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26 Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa. 27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, 28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
 
29 “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.”


33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. 34 Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Ma-ri-a, mẹ của Hài Nhi : “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. 35 Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.”
 
36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, 37 rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. 38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.
 
39 Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. 40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.
-------------------------------------
 
1. Theo luật ở sách Lê-vi 12,1-8, sau khi sinh con trai, người mẹ sẽ bị ô uế 40 ngày; nếu sinh con gái, người mẹ bị ô uế 80 ngày, vì người ta coi việc chảy máu khi sinh con là chuyện gây ô uế. Sau khi hết thời gian trên đây, người mẹ phải đem đến cho tư tế một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu, và một bồ câu non hay một chim gáy làm lễ tạ tội. Vị tư tế sẽ tiến dâng những lễ vật trên đây lên Chúa, và cử hành lễ xá tội cho người mẹ. Người mẹ này bây giờ lại được trở nên thanh sạch và được phép vào Đền thờ. Sau khi sinh Đức Giêsu, Mẹ Maria cũng đã vâng theo luật này, và chờ đợi 40 ngày trước khi lên Đền Thờ Giêrusalem để được thanh tẩy. 
 
Ngày nay, chúng ta thấy điều luật này trong sách Lêvi thật khó hiểu. Tại sao chảy máu khi sinh con lại làm người mẹ ô uế? Tại sao phải dâng lễ vật để thanh tẩy? Đối với người tin Đức Maria là Mẹ của Con Thiên Chúa, thì lại càng khó hiểu hơn. Làm sao Đức Mẹ có thể bị ô uế vì đã sinh Đấng Thánh (Lc 1,35)? Dù sao Mẹ đã vâng phục Luật Mô-sê và đã giữ luật như mọi phụ nữ Do-thái thời đó. 
 
2. Khi đọc Lê-vi 12,8 và Luca 2,24, ta thấy Đức Mẹ và thánh Giuse là người nghèo. Thánh Gia đã dâng lễ vật của người nghèo là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non (Lv 12,8), thay vì dâng lễ vật bình thường là một con chiên kèm thêm một chim gáy hay một bồ câu non (Lv 12,6).
 
3. Theo lời ĐỨC CHÚA phán với ông Môse, mọi con trai đầu lòng của dân Israel thì thuộc về Đức Chúa (Xh 13,2.12). Để “giữ” con, cha mẹ phải “chuộc lại” (Xh 13,13.15). Theo sách Dân số 3,46-47, để chuộc con trai, cha mẹ phải nộp 5 se-ken bạc cho Đền thờ. Số bạc này vào khoảng 57 gam, vì 1 se-ken theo đơn vị đo lường của thánh điện thì nặng khoảng 11,4 g.
 
4. Dựa trên Lc 2,25-27, ta thấy để cụ Si-mê-ôn gặp được và nhận ra Hài Nhi Giêsu, cần nhiều yếu tố. Trước hết, cụ là người công chính và sùng đạo, luôn mong chờ Đấng Kitô sẽ đến, Đấng là “niềm an ủi của Ítraen” (câu 25). Hơn nữa, cụ là người có Thánh Thần ngự trị và có tương quan thân thiết với Thánh Thần. Chính Thánh Thần đã mách bảo cho cụ biết cụ sẽ thấy Đức Kitô trước khi nhắm mắt lìa đời (câu 26). Rồi cũng chính Thánh Thần đã thúc đẩy để cụ lên Đền Thờ vào đúng lúc cha mẹ đem Hài Nhi Giêsu đến (câu 27). Dù Hài Nhi chỉ là con của một đôi vợ chồng nghèo, nhưng Thánh Thần đã linh báo để cụ nhận ra Hài Nhi này là Đức Kitô, Đấng mà dân Do-thái và cụ đã mong đợi từ bao đời, Cụ mãn nguyện ôm Hài Nhi trên tay và chúc tụng Thiên Chúa (các câu 28-32).
 
5. Luca 2,29-32 là lời chúc tụng của cụ Simêôn dâng lên Đức Chúa. Cụ sẵn sàng ra đi bình an vì “niềm mong chờ” của cụ đã được thực hiện (Lc 2,25): mắt cụ đã thấy Đấng Kitô. Nhờ được Thánh Thần soi sáng, cụ nhận ra Hài Nhi này không phải chỉ là “vinh quang của dân Israel,” mà còn là “ơn cứu độ mà Chúa đã chuẩn bị trước mặt mọi dân tộc,” và là “ánh sáng để mặc khải cho Dân ngoại.” Như thế, Hài Nhi này sẽ đem đến ơn cứu độ phổ quát cho muôn dân, trong đó có cả Dân ngoại và Dân Israel.
 
6. Cụ bà Anna là một nữ ngôn sứ đã 84 tuổi, sống lâu năm trong cảnh góa bụa. Cụ luôn chờ ngày Đấng Mêsia đến, bằng cách ở lại trong Đền thờ, ăn chay và cầu nguyện. Chính vào lúc gặp Thánh Gia ở Đền thờ, cụ nhận ra Hài Nhi là Đấng Cứu chuộc Giêrusalem, nên cụ vui mừng giới thiệu Hài Nhi cho những người đang mong đợi. Như vậy cụ Simêôn và cụ bà Anna có những điểm chung. Họ đều là những vị ngôn sứ có đời sống đạo đức (Lc 2,25.36-37), gần gũi với Đền Thờ, và có tâm hồn chờ đợi Đấng Cứu thế (Lc 2,25.38). Cả hai đều được soi sáng để nhận ra Hài Nhi Giêsu (Lc 2,27.38).
 

 
7. Có 5 từ “Luật” trong bài Tin Mừng này (Lc 2,22.23.24.27.39). Dựa vào những câu trên, ta thấy Đức Mẹ và thánh Giuse là những người hết lòng vâng phục Luật Môsê, cũng là Luật của Chúa. Mẹ Maria đã muốn giữ luật thanh tẩy sau khi sinh, và đã dâng của lễ như Luật đòi buộc. Tuy Luật không đòi cha mẹ phải đem con trai mới sinh của mình lên Đền Thờ để dâng, chỉ cần nộp một số bạc nhỏ là đủ, nhưng hai ông bà đã muốn vượt chặng đường xa, đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa (Lc 2,22). Việc tiến dâng Hài Nhi cho thấy cha mẹ của Ngài rất sốt sắng trong việc giữ Luật, và còn làm hơn cả những gì Luật đòi hỏi.
 
8. Hài Nhi lớn lên về ba mặt: vững mạnh về mặt thân xác, đầy khôn ngoan về tinh thần, và được ân nghĩa cùng Thiên Chúa (Lc 2,40). Con Thiên Chúa làm người đã lớn lên từ từ như chúng ta, và lớn lên một cách quân bình. Đó là đòi hỏi của mầu nhiệm Nhập Thể. Từ một em bé vài tháng tuổi (to paidion Lc 2,40), Giêsu đã trở thành một Cậu bé mười hai tuổi (ho pais Lc 2,43). Xem thêm Lc 2,52.
 
9. Dấu hiệu của bóng tối trên Thánh Gia nằm trong lời tiên tri của cụ Simêon ở các câu 34-35. Cụ Simêôn nói bóng gió đến việc Hài Nhi sẽ thành nguyên nhân gây chia rẽ trong Ítraen (“làm nhiều người Israen ngã xuống và đứng lên”), và sẽ phải chịu những chống đối (Lc 2,34). Như thế cụ báo trước tương lai trắc trở của Hài Nhi này. Ngoài ra cụ còn nói tiên tri về nỗi khổ đau của Mẹ Hài nhi nữa (Lc 2,35).
-----------------------
Lm Antôn NCS

Thursday, December 21, 2023

World Visits

Beautiful Arches National Park in, USA

Arches National Park just located in the north of Moab. The are of the Park is only 5 mile about 8Km. That is made by natural sandstone arches, and it is contains the world largest concentration. Although over 2,000 arches are located within the park's 76,518 acres, the park also contains an astounding variety of other geological formations. There are 76679 acres about 31031 ha in this area. The most highest elevation is 5653 feet about 1723 meter at the Elephant Butte, and the lowest elevation is 4085 feet about 1245 meter at the place of the visitor center. Almost 43 arches have been collapsed since last 42 years. The average of the rain falling per year is about 10 inches (250MM). It was re-designated as a National Park on November 12, 1971.

Visitors

Arches National Park more than a million people visit each year, and every one wants to see that beautiful national park and the all of major viewes in the park. As a result of its popularity, you should always expect to see people surrounding this world famous arch. Although it may occasionally happen, it is unrealistic to expect a solitary experience around Delicate Arch. I also wanna visit this wonderful park and InshAllah one day iwill go there and take some more fantastic images just for you thanks.
Arches National Park in USA
Arches National Park, Utah
Great Attraction Arches National Park
 Wonderful Natural Stone
Great Tourist Place Arches National Park

History

Humans have occupied the region since the last ice age 10,000 years ago. Fremont people and Ancient Pueblo People lived in the area up until about 700 years ago.
 
Source: http://world-visits.blogspot.com/2012/05/beautiful-arches-national-park-in-usa.html
 

Sunday, December 17, 2023

Bảy loại hạt tốt cho sức khỏe tim mạch và bộ não

 Nguồn: baomai.blogspot.com

 BM

Bạn có phải là người ưa thích các loại hạt? Nghiên cứu cho thấy các loại hạt giúp giảm nguy cơ tim mạch và tử vong sớm. Vậy điều này mang lại những lợi ích gì? Đâu là tác dụng của các loại hạt?


Các cơ quan chính phủ công nhận tác dụng giúp giảm nguy cơ tim mạch của các loại hạt


BM


Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc New Zealand đã phê chuẩn các tuyên bố về sức khỏe liên quan đến các loại hạt và khả năng giảm nguy cơ tim mạch, đặc biệt là giảm mức LDL cholesterol.


Ngoài ra, các tổ chức y tế quốc tế khác nhau, như Hội Tim mạch Cana, Hội Tim mạch Anh Quốc, Quỹ Tim mạch Úc Châu, Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Tim mạch Âu Châu cũng công nhận các loại hạt có thể phòng ngừa nguy cơ tim mạch nguyên phát và thứ phát.


Các tổ chức này khuyến nghị việc tiêu thụ hạt thường xuyên như một nguồn protein và chất béo thực vật lành mạnh có thể giúp giảm LDL cholesterol, cải thiện tổng thể lipid máu và giảm nguy cơ tim mạch nói chung.


Nghiên cứu chứng minh các loại hạt có tác động tích cực đối với sức khỏe


BM


Vào tháng 02/2023, một nghiên cứu hợp tác của Trường Y tế Công cộng T.H. Chan thuộc Harvard University và một số trường đại học khác được công bố trên Tập san uy tín Nutrients (Dinh dưỡng). Bài tổng quan nhấn mạnh việc tiêu thụ hạt thường xuyên giúp giảm nguy cơ tim mạch và tử vong liên quan. Ví dụ, tiêu thụ hạt thường xuyên làm giảm 24% nguy cơ bị bệnh mạch vành và 27% nguy cơ tử vong liên quan. Ngoài ra, tiêu thụ hạt thường xuyên còn giúp giảm 18% tỷ lệ tử vong do đột quỵ và 15% nguy cơ bệnh tim rung nhĩ.


Một nghiên cứu khác cho thấy tiêu thụ hạt vài lần mỗi tuần giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột tử do tim, hoặc bệnh tim mạch từ 30-50%.


Các loại hạt rất dồi dào dưỡng chất, hoạt chất sinh học tan trong chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất phenolic. Phân tích cho thấy các loại hạt làm giảm nguy cơ tim mạch do chứa hàm lượng cao acid béo không bão hòa. Acid béo không bão hòa giúp giảm mức LDL cholesterol, được coi là “cholesterol xấu,” đồng thời làm tăng mức cholesterol HDL, hay “cholesterol tốt.” Ngoài ra, acid béo omega-3 có trong hạt óc chó có thể ngăn rối loạn nhịp tim và hình thành cục máu đông.


BM


Một phân tích toàn diện do Đại học Oslo thực hiện trên 1,890,573 người tham gia đã phát hiện các loại hạt có tác dụng làm giảm mức LDL cholesterol. Tác giả chính của phân tích, Erik Arnesen, người có bằng thạc sĩ từ Đại học Oslo, nhấn mạnh rằng hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười và hạt óc chó chắc chắn là những thực phẩm tốt nhất để giảm cholesterol và tốt cho cholesterol máu. Duy trì mức cholesterol thấp là điều quan trọng để ngăn chặn chất béo lắng đọng trong động mạch, một yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra xơ vữa động mạch và đau tim.


Nghiên cứu này được công bố trên Tập san Journal of Food and Nutritional Research (Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng) vào tháng 03/2023.


Bảy loại hạt tốt cho sức khỏe


1_ Hạt hạnh nhân


BM


Hạt hạnh nhân chứa nhiều vitamin E, chất xơ và chất béo lành mạnh, gồm acid béo đơn không bão hòa và chất chống oxy hóa, giúp giảm LDL cholesterol, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.


2_ Hạt óc chó


BM


Hạt óc chó chứa rất nhiều acid béo omega-3, nổi tiếng với đặc tính chống viêm và tốt cho sức khỏe tim mạch. Hạt óc chó cũng chứa chất chống oxy hóa và chất xơ.


3_ Hạt dẻ cười


BM


Hạt dẻ cười chứa nhiều protein, chất xơ, chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, là những vi chất có lợi cho sức khỏe của mắt.


4_ Hạt điều


BM


Hạt điều có hàm lượng chất béo tương đối thấp nhưng lại dồi dào acid béo đơn không bão hòa. Hạt điều cũng chứa nhiều magnesium, một vi chất quan trọng giúp duy trì huyết áp thông thường.


5_ Hạt dẻ Brazil


BM


Hạt dẻ Brazil vừa là nguồn cung cấp selenium tuyệt vời vừa là chất chống oxy hóa thiết yếu cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nên được kiểm soát do loại hạt này cũng chứa nhiều calories.


6_ Hạt phỉ


BM


Nghiên cứu cho thấy thực đơn chứa rất nhiều hạt phỉ giúp giảm mức lipid và lipoprotein, cải thiện chức năng nội mạc và ngăn chặn oxy hóa LDL và dấu ấn viêm liên quan đến xơ vữa động mạch. Hạt phỉ chứa nhiều acid béo không bão hòa, chất xơ và chất chống oxy hóa.


7_ Hạt hồ đào


BM


Hạt hồ đào rất dồi dào chất chống oxy hóa, chất xơ và khoáng chất như manganese và đồng.


Để cân bằng các dưỡng chất một cách tốt nhất, mọi người nên dùng phối hợp hoặc luân phiên các loại hạt khác nhau.Tuy nhiên, mỗi cá nhân có mức độ hấp thụ riêng và điều quan trọng là nên tiêu thụ một cách vừa phải.


Những người dị ứng với hạt cần phải thận trọng. Ngoài ra, các loại hạt chứa nhiều phosphorus và potassium, vì vậy người có chức năng thận kém nên tránh tiêu thụ nhiều.


BM


Không nên dùng các loại hạt quá mức do chúng chứa nhiều calories và chất béo. Ví dụ, 28 gram hạt óc chó tương đương với khoảng 185 calories. Với khẩu phần ăn chứa rất nhiều calories, việc tiêu thụ một nắm hạt óc chó mỗi ngày có thể khiến bạn tăng 10 pound (4.5kg) hoặc hơn trong một năm, một điều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.




Dr. Jingduan Yang & Ellen Wan  _  Thiên Vân


BM

Sự thật về khẩu trang

 Nguồn: Baomai Blogspot

 BM

Bài kiểm tra khẩu trang N95 trước khi vào phòng mổ


Vào tháng 8/2020, giai đoạn tiền vaccine và mọi người đang hoảng loạn, tôi có một bệnh nhân mắc COVID-19 và cần phẫu thuật khẩn cấp. Tôi có 30 phút chuẩn bị trước khi vào phòng phẫu thuật. 


Khi bước vào, y tá đã sẵn sàng cho tôi thực hiện bài kiểm tra độ khít của mặt nạ N95. Việc kiểm tra độ khít rất quan trọng để ngăn chặn các hạt virus xâm nhập nếu khẩu trang bị hở. Tôi đeo cái đầu tiên vào và đội một túi nhựa trùm lên phần đầu và phía trên cơ thể. Y tá gắn một cái ống vào đó và yêu cầu tôi cho cô ấy biết khi tôi cảm thấy vị chua hay mùi lạ. 


BM

Trong 5 giây đầu tiên, tôi cảm nhận đầy vị chua. Cô ấy nhanh chóng dừng lại và chúng tôi lặp lại bài kiểm tra tương tự với một chiếc N95 khác. Lần này, mất 30 giây. May mắn thay, N95 thứ ba vừa vặn, không có vị chua hoặc mùi lạ khi hết ba phút kiểm tra.


Tôi đeo khẩu trang N95 đã kiểm tra, với bộ quần áo bảo hộ, hai đôi găng tay và kính bảo hộ. Tôi cảm thấy thật kinh khủng.


BM


Đã một năm trôi qua từ khi đó và chúng ta có thêm kinh nghiệm gì về khẩu trang hay không? Có tất cả mọi thứ như chưa có gì.


Anh trai, cháu gái và tôi là đồng tác giả của bài báo viết về khẩu trang N95 được xuất bản năm 2007 trên Tạp chí Y tế công cộng Hoa Kỳ. Tất cả chúng tôi đều là bác sĩ. Tiến sĩ Martin Weiss là tác giả chính. Bài báo đó có tiêu đề “Ngăn chặn sự lây nhiễm của cúm A bằng khẩu trang và tia cực tím.”


BM


Khi nỗi sợ H1N1 lên đỉnh điểm, kết luận từ bài báo này là khẩu trang N95 có thể chặn 95% giọt dịch siêu nhỏ bắn đến khẩu trang và chúng ta cần được sản xuất khẩu trang loại này ngay. Chúng có thể chặn các hạt có kích thước nhỏ tới 300 nanomet, hay virus COVID-19.


Khẩu trang N95 có các sợi nano dày đặc chặn các giọt bắn. Đây là thứ tốt nhất mà chúng tôi có trong phòng phẫu thuật, không kể mặt nạ phòng độc N100. Tuy nhiên, theo một bài báo đăng trên Tạp chí Y học tự nhiên vào 4/2020, khẩu trang N95 vẫn có thể dính virus từ người bệnh.


BM


Điều đáng buồn là họ đã không đáp ứng lời kêu gọi sản xuất hàng loạt khẩu trang này của chúng tôi vào năm 2007. Chúng tôi cũng khẳng định mấu chốt vẫn là vaccine và liệu trình điều trị. Khi chúng ta đã có vaccine, liệu trình điều trị vẫn chưa hoàn thiện và cũng còn nhiều tranh cãi cho đến bây giờ.


Ngày nay, các khuyến cáo và lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài được ban bố ở khắp mọi nơi. Quận Los Angeles, New York và St. Louis lại thực hiện lệnh đeo khẩu trang trong nhà một lần nữa.


Chúng ta phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngay cả khi đi một mình. Tôi đã thấy tài xế một mình trong ô tô vẫn đeo khẩu trang.


Hiệu quả của khẩu trang N95


BM


Việc này có thể dẫn đến những phán đoán sai lầm. Giá trị của chiếc khẩu trang trong việc hạn chế COVID-19 là gì? Tôi sẽ phân tích dưới đây.


Khẩu trang N95 chỉ có hiệu quả khi nó vừa khít như phần trên tôi đã mô tả. Không phải tất cả N95 đều đạt chuẩn và một số có thể có khe hở. Tên gọi đúng của chúng là mặt nạ phòng độc, không phải khẩu trang. Khẩu trang có mục đích chính là chặn giọt bắn từ người đeo đến người khác. Mặt nạ phòng độc thì có khả năng bảo vệ hai chiều và giúp người đeo tránh giọt dịch siêu nhỏ từ đối phương.


BM


Thậm chí N100, như tên gọi của nó, có thể chặn COVID, nhưng chúng ta không thể đeo nó toàn thời gian. Mặt nạ phòng độc N95 không thoải mái và bất tiện khi đeo trong thời gian lâu. Tôi và một số đồng nghiệp phải tạm dừng phẫu thuật để lau mặt và điều chỉnh lại khẩu trang của mình.


Khẩu trang y tế có ngăn chặn được virus không? 


BM


Khẩu trang y tế có ba lớp sợi tổng hợp và sợi siêu mịn, có tác dụng ngăn chặn các hạt lớn, nhưng lại kém hiệu quả trong việc ngăn chặn các hạt nhỏ trong lây nhiễm virus COVID-19. Virus COVID-19 cực kỳ nhỏ, 60-140 nanomet, bằng 1/1000 micromet.


Bài báo xuất bản trên Tạp chí Hiệp hội bảo vệ đường hô hấp quốc tế vào năm 2009 với tiêu đề “Hiệu suất lọc của khẩu trang y tế đã được FDA chứng nhận” nói rằng “Không phải tất cả khẩu trang y tế được FDA thông qua đều bảo vệ người đeo chống lại sự lây nhiễm của virus”.

 

Đeo khẩu trang y tế để làm gì? 


BM


Các bác sĩ phẫu thuật đeo khẩu trang y tế vì hai lý do.

 

·       Thứ nhất, chúng tôi tránh máu hoặc dịch từ cơ thể bệnh nhân bắn vào miệng

 

·       Thứ hai, chúng tôi tránh nước bọt của mình tiếp xúc với vết thương.

 

Mục đích của khẩu trang y tế không phải để phòng virus. Một số báo cáo cho rằng đeo khẩu trang y tế để giảm sự lây lan virus từ người đeo, nhưng cái nó chặn chính là những giọt bắn. Một số khác lại cho rằng nó chặn các giọt dịch siêu nhỏ.


Những nghiên cứu đó giả định rằng tất cả khẩu trang đều khít, vì đây là các nghiên cứu kiểm soát môi trường. Các giọt dịch siêu nhỏ là những hạt virus cực kỳ nhỏ mà người bệnh phát ra khi hít thở. Giọt bắn thì lớn hơn một chút, khi bạn hắt hơi, nói chuyện hoặc ho. (Một lưu ý nhỏ: Mặt nạ có dây buộc sẽ hiệu quả hơn mặt nạ có quai đeo vì chúng chặt hơn.)


BM

Giọt bắn thường nhỏ hơn năm micrômet (1/5.000 của một inch). Còn phần lớn phân tử COVID-19 nhỏ hơn giọt dịch siêu nhỏ với tỷ lệ 1/1.000 micromet.


Vào năm 2020, một báo cáo của tiến sĩ Kevin Fennely trên Tạp chí Dao phẫu thuật nói rằng hầu hết các mầm bệnh virus ở dạng hạt nhỏ. Điều này mâu thuẫn với quan điểm giọt bắn là nguyên nhân gây lây truyền virus. Có những nghiên cứu khác chỉ ra các hạt nhỏ (kích thước dưới 5 micron) chứa lượng virus nhiều gấp 9 lần so với các hạt lớn hơn (giọt bắn). Những hạt nhỏ này nguy hiểm hơn vì chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi. Khi giọt bắn rơi xuống đất, nó sẽ chuyển sang dạng giọt dịch siêu nhỏ và đó lại là vấn đề.


Lý thuyết giãn cách sáu feet 


BM


Những người tin thuyết giọt bắn là nguồn chính lây nhiễm COVID-19 sẽ ủng hộ giãn cách xã hội, nhưng không chỉ là sáu feet. Chính xác hơn là từ 18 đến 27 feet. Không ai biết “quy tắc” giãn cách 6 feet này đến từ đâu. Nó có thể dựa theo đợt bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị giãn cách xã hội là một mét (39 inch). Điều này dựa trên công trình của một nhà nghiên cứu năm 1930 về sự lây lan của bệnh lao. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh gần đây đã thay đổi các yêu cầu về giãn cách trong trường học từ 6 feet xuống 3 feet (dưới 1 mét một chút).


Vì vậy, hiện nay, chúng ta đã thúc đẩy toàn thế giới ban hành các chính sách có hiệu quả hạn chế, hay tiêu tốn rất nhiều tiền để thực hiện các chính sách không mang lại kết quả tương xứng.


Những sự thật về COVID-19


BM


COVID-19 là điều kinh khủng, đặc biệt đối với người già và có bệnh lý nền. Nhưng tin tốt là đối với hầu hết mọi người, nó chỉ như mắc bệnh cúm. Người dưới 40 tuổi tử vong do COVID-19 có tỉ lệ thấp 0,01% và thậm chí thấp hơn nếu được chích ngừa.


Hậu quả của các biện pháp hà khắc đối phó đại dịch này thật bi thảm. Một báo cáo gần đây trên trang The Well Being Trust cho biết có hơn 75,000 trường hợp tử vong vì “tuyệt vọng” (tự tử, ma túy) do COVID-19. 75,000 người đó là những người trẻ tuổi, hay những người không có nguy cơ mắc COVID-19.


BM


Hiện nay xã hội đầy rẫy những thông tin sai lệch và các khuyến cáo khó hiểu từ chính phủ. Tôi tin tưởng vaccine, nhưng một số chính trị gia, chẳng hạn như tổng thống Joe Biden và phó tổng thống Kamala Harris, đã công khai tuyên bố rằng họ sẽ không tin tưởng bất kỳ loại vaccine nào ra mắt dưới thời cựu tổng thống Donald Trump. Ban đầu họ khuyến cáo không đeo khẩu trang, bây giờ thì hãy đeo. Đeo hai khẩu trang, vì nó tốt hơn một cái. Vaccine sẽ giúp bạn phòng bệnh cho đến khi nó không còn tác dụng.


Các liệu trình điều trị COVID-19 đang còn tranh cãi, và chúng ta thậm chí không thể đề xuất phương pháp mới. Xã hội hiện nay không phải là một môi trường thông tin đáng tin cậy.


BM

Giao tiếp trong y khoa rất quan trọng để thành công. Đó là cách chúng tôi trò chuyện với bệnh nhân ung thư hay trước phẫu thuật về phương pháp điều trị để đạt được thành công.


Và kế hoạch đó phải dựa trên sự cân bằng giữa chi phí, kết quả và quyền tự do lựa chọn. Chúng tôi không ép buộc bệnh nhân ung thư phải điều trị khiến họ đau đớn như điều tương tự đối với vaccine.


Mặc dù tôi tin tưởng vaccine, nhưng tôi hiểu quyền từ chối chích ngừa và tôn trọng quyết định của người khỏe mạnh đủ 18 tuổi từ chối chích vaccine. Đối với 36 triệu người đã nhiễm COVID, họ không cần phải chích ngừa vì họ đã có miễn dịch tự nhiên. Nghiên cứu chỉ ra khả năng miễn dịch lâu bền của vaccine nhưng chúng tôi không biết là bao lâu. Thật đơn giản để kiểm tra xem bạn có kháng thể chống lại COVID-19 hay không.


BM


Năm 2007, chúng tôi đã khuyến cáo các quốc gia nên dự trữ khẩu trang N95. Không ai lắng nghe điều này. Hiện chúng ta không có khả năng sản xuất khẩu trang đó. Tất cả đều sản xuất tại Trung cộng. Vì vậy, bây giờ, chúng ta chỉ có thể đeo khẩu trang vải và tin rằng nó có thể phòng dịch cho cộng đồng.


Cá nhân tôi không phản đối việc đeo khẩu trang khi cần thiết. Nhưng chúng ta phải sử dụng loại phù hợp, N95 hoặc hơn. Tuy nhiên, những loại khẩu trang này rõ ràng gây khó chịu và làm chúng ta thêm căng thẳng, khó thở, hay cản trở quá trình trao đổi khí. Tôi thường phải dừng phẫu thuật để điều chỉnh khẩu trang và “lấy lại hơi thở” của mình. Tôi đã đeo khẩu trang suốt cuộc đời làm việc, vì vậy, điều đó dễ dàng hơn đối với tôi. Nhưng không phải mọi người đều như vậy.


Vấn đề là khi nào cần thiết đeo khẩu trang? 


BM


Việc bắt buộc những người đã chích ngừa, hoặc đã khỏi COVID-19 phải đeo khẩu trang chẳng có ý nghĩa gì, ngoài việc khiến họ cảm thấy an tâm hơn. Ít nhất, bắt buộc một đứa trẻ 2 tuổi phải đeo khẩu trang là việc làm ngu xuẩn.


Lệnh đó không đem lại hiệu quả. Mục tiêu không có người tử vong do COVID-19 là không thực tế và sẽ không bao giờ xảy ra. Đây là một căn bệnh đặc thù. Nếu như đeo khẩu trang có thể “cứu” mạng, thì chúng ta cũng có thể áp dụng luật cấm tương tự đối với rượu, vì ước tính khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm do các sự cố liên quan đến rượu. Những tài xế say rượu đang giết người hoặc hành khách vô tội. Vì vậy, các giải pháp cần phải thực tế và không lố bịch.


Chúng ta nên sản xuất khẩu trang như mặt nạ phòng độc N95 và phân phối khi cần thiết trong các thảm họa trong tương lai. Chắc chắn sẽ có nhiều đại dịch sắp xảy ra. Quan điểm của tôi là chỉ sử dụng khẩu trang khi nó thật sự có ích.


BM


Khẩu trang vải hay khẩu trang y tế giống như buộc một sợi dây quanh eo khi lái xe và khẳng định đó là dây an toàn.


Cũng không quá đáng khi nói bà Nancy Pelosi đeo khăn che mặt Gucci giống như yêu cầu kỹ thuật viên chụp X-quang đeo tạp dề làm bếp khi chụp X-quang.




Peter Weiss  _  Thu Ngân
***

Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?

 BM

Khẩu trang là một biểu tượng của thời đại dịch - một phép ẩn dụ trực quan đại diện cho kẻ thù siêu nhỏ, vô hình có thể đang ẩn nấp ở bất kỳ ngóc ngách nào.

 

Một số người dùng cách lấy khăn quàng cổ quấn quanh mặt, trong khi những người khác tự biến tấu với một chiếc áo phông kéo lên che miệng.

https://baomai.blogspot.com/2020/06/eo-khau-trang-co-thuc-su-giam-lay-covid.html

***

Không có nghiên cứu nào cho thấy ‘đeo khẩu trang có hiệu quả’ với COVID-19

  BM

“Không có nghiên cứu nào trên thế giới cho thấy khẩu trang có hiệu quả đến vậy,” Tiến sĩ Ashish Jha, điều phối viên COVID-19 của Tòa Bạch Ốc, cho biết trong cuộc thảo luận gần đây với hãng thông tấn Philadelphia Inquirer.

https://baomai.blogspot.com/2023/01/khong-co-nghien-cuu-nao-cho-thay-eo.html


BM

WORLD WORLD