Wednesday, November 23, 2016

ĐỪNG ẢO TƯỞNG

Vào dịp cuối năm, Lu-xi-phe triệu tập đại hội đồng quỷ sứ để kiểm điểm tình hình hoạt động suốt năm qua.   Quỷ già, quỷ cái, quỷ con đều họp mặt đông đủ và báo cáo cho Quỷ Vương Lu-xi-phe biết tình hình cám dỗ của toàn bầy quỷ sứ.   Nói chung, hoạt động cám dỗ không đạt kết quả như chỉ tiêu đã đề ra và tỉ số người phải xuống hoả ngục xem ra không gia tăng đáng kể.   Vì thế, khi bước qua phần hai của chương trình thảo luận, Quỷ Vương Lu-xi-phe kêu gọi hội đồng quỷ hãy đề ra những chiêu thức cám dỗ hữu hiệu hơn, liệu sao để lôi kéo được nhiều linh hồn sa hoả ngục hơn.

Saturday, November 5, 2016


Ở trong tiếng Việt, các tôn giáo được gọi là “đạo” hoặc là “giáo” (thí dụ đạo Phật hoặc Phật giáo); vì thế có người gọi là “Kitô giáo” có người gọi là “đạo Kitô”. Từ nào chính xác hơn? 

Muốn trả lời cho chính xác, thiết tưởng phải sưu tầm lịch sử văn hoá Á châu, để xem hai từ “đạo” và “giáo” có nghĩa gì, và có trùng nhau hay không. Trong nguyên ngữ Hán Việt, “đạo” là con đường, còn “giáo” là lời dạy dỗ. Hai từ này đôi khi liên kết với nhau (chẳng hạn chúng ta nói đến “đạo lý” hay “giáo lý”), nhưng có khi một “đạo” không phải là “giáo” (chẳng hạn như chúng ta nói đến “đạo làm người”). Tôn giáo được coi như là một “đạo”, theo nghĩa là nó chỉ cho ta thấy một con đường, một hướng đi, để đạt đến một mục tiêu tối hậu. Điều này khá rõ nơi đạo Phật, với “bát chánh đạo” (tám con đường chân chính) để đạt được sự giải thoát. Tuy nhiên, từ “Đạo” ở trong sách Đạo đức kinh lại được hiểu theo nghĩa khác: Đạo là nguyên uỷ của vạn vật. Dù sao, thiết tưởng thay vì phân tích ý nghĩa của các hạn từ “đạo” và “giáo” bên Đông phương, chúng ta hãy đặt vấn đề cách khác. Nói đến “Kitô giáo” thì chúng ta nghĩ tới các giáo thuyết, giáo lý, đạo lý của Chúa Kitô. Thế còn nói đến “đạo Kitô” thì chúng ta sẽ nghĩ đến cái gì?

WORLD WORLD